Tác dụng và cách chế biến của lá giang

Thông tin về Lá giang:

Lá giang hay còn gọi là lá Lồm – đặc sản của miền Nam và Trung Bộ. Đây là loại cây hoang dại thường sinh sống ở vùng đất ẩm thấp thuộc họ dây leo, có mủ trắng, nhẵn. Lá cây mọc theo kiểu đơn, có dạng hình trái xoan, phiến lá mỏng, đầu sắc có vị chua nhẹ, là bộ phận được dùng để chế biến như một loại rau hằng ngày. Ngày nay, khi được biết với công dụng hiệu quả đó là: chế biến món ăn và chữa bệnh người dân thường trồng cây này ngay tại nhà.

tác dụng của lá giang

Cách chế biến lá giang đơn giản: 

Trong đời sống hằng ngày, lá giang được dùng để chế biến các món ăn như; xào, nấu canh cùng các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… hoặc cá nước ngọt. Nhắc tới canh chua lá giang ta không thể quên được hương vị đậm đà, vị chua độc đáo có một không hai cho bữa cơm gia đình Việt. Khi thưởng thức ta có thể dùng lá như một loại rau thông thường hoặc sau khi nấu có thể vớt bỏ phần lá chỉ lấy vị chua.

Đến với dân tộc Mường ở Hòa Bình và một số tỉnh lân cận khác du khách không khỏi tấm tắc khen ngợi bởi món ăn đặc sản nơi đây-thịt trâu lá giang. Với nguyên liệu sẵn có, cách chế biến vô cùng đơn giản, hương vị chua nhẹ kèm vị thơm, béo ngậy của thịt trâu đã tạo nên vị ngon không thể chối từ với bất kì ai. Miếng thịt chín mềm, quyện với hương thơm nức của lá giang không chỉ kích thích vị giác mà còn khiến ta thích thú hơn.


món thịt trau lá giang ngon và hấp dẫn

Trong lá giang có chứa dược tính cao giúp kích thích sự thèm ăn, chống lại nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Là một trong những loại rau đảm bảo đủ tiêu chí thơm ngon, bổ dưỡng. Công Ty TNHH Nông Sản Dũng Hà của chúng tôi đã thu mua trực tiếp từ bà con các tỉnh miền Trung, chế biến theo công nghệ an toàn thực phẩm. Luôn cam kết đảm bảo sự tươi ngon từ tự nhiên, an toàn đến bữa ăn gia đình của bạn.

Tác dụng của lá giang:

Từ lâu đời, lá giang được biết đến là một bài thuốc quý mà mẹ thiên nhiên mang đến cho con người. Được sử dụng để trị nhiều bệnh như: đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu, giảm đau dạ dày, viêm bàng quang, đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, do đặc tính thanh mát, có vị chua lá giang còn được dùng để điều trị các loại mụn trứng cá, mụn nhọt, lở ngứa chân tay, trị hôi nách.

Ngoài ra, thân lá giang còn được sử dụng làm thuốc có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm thận mãn tính. Hiệu quả tốt hơn cả là điều trị các bệnh về sưng tấy, tê thấp, viêm ruột… Đặc biệt, cao lỏng chiết xuất từ lá giang vô cùng lành tính có thể ức chế quá trình phát triển của 9 loại vi khuẩn, sử dụng để uống hoặc tiêm trực tiếp có thể tiêu viêm cấp tính.

Bên cạnh đó, khoa học đã phát hiện lá và rễ cây có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp. Nghiên cứu đã chỉ ra số lượng thành phần hóa học trong 100g lá giang bao gồm: 85,3g là nước, 3,5g glucid, 3,5g protein, 0,6mg carotein, 26mg vitamin C. Trong lá giang còn chứa chất là saponin có tính kháng sinh cao với Klebsiella và Salmonlla typhi. Ở một số vùng miền, để khắc phục tình trạng ngộ độc sắn (mì) người ta thường sử dụng lá giang giã nhuyễn cùng lá khoai lấy nước uống.

Một số lưu ý khi nấu canh lá giang:

  • Để tránh tình trạng xấu ngộ độc có thể xảy nên sử dụng nồi inox, tráng men thay vì sử dụng nồi nhôm. Khi sử dụng nồi nhôm cần nấu nhanh và dùng ngay sau đó vì lá giang chứa chất chua gây ăn mòn nhôm, khiến nồng độ nhôm trong canh tăng có thể dẫn tới ngộ độc. Vì vậy, canh lá giang sau khi chế biến bằng nồi kim loại nên được múc ra ngay sau khi tắt bếp để tốt cho sức khỏe người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *