Đặc sản Nam Bộ đổ bộ thị trường Hà Nội được các bà nội trợ săn lùng

Thiên nhiên ban tặng cho Nam Bộ sự trù phú từ sông hồ, ruộng đồng, kênh rạch đem lại sản vật phong phú. Bởi vậy nên tất cả các món đặc sản Nam Bộ nơi đây đều mang phong cách của vùng sông nước phương Nam vốn rất hoang dã, phóng khoáng.

Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. Thế nên thực khách bất cứ đâu một khi đã nếm ẩm thực miền Nam chắc chắn sẽ say lòng. Hãy cùng Kinggroup điểm qua những món ăn đặc sản Nam Bộ thời gian gần đây đã chinh phục được các thực khách sành ăn Hà Thành.

1. Củ hủ dừa – đặc sản Nam Bộ hấp dẫn

Bến Tre được coi là xứ sở của những đảo dừa xanh, là mảnh đất hiền hòa của những con người nhân ái và mộc mạc. Nhiều người vẫn biết dừa là đặc sản Bến Tre. Nhưng thực chất, dừa có vị trí cao hơn thế trong nền ẩm thực của vùng sông nước này.

Ở đây, dừa không chỉ là loại nguyên liệu thơm ngon, dồi dào, hay là món hàng xuất khẩu có giá trị cao, mà nó đã đi vào đời sống người dân Bến Tre như một điều thiết yếu hết sức tự nhiên. Không có nơi nào mà dừa chiếm vị trí độc tôn trong đời sống sinh hoạt nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng như nơi đây. Từ thân tới lá, từ hoa tới quả đều cung cấp nguyên liệu quý giá để ra đời những món ăn thơm ngon, độc đáo.

Củ hũ dừa Bến Tre là phần trên của cây dừa, nằm sâu trong thân, bao gồm chồi non chưa nhú ra bên ngoài cuống lá, có màu trắng muốt. Một củ hũ dừa được bọc bên ngoài bởi những cái mo xơ, bên trong là phần trắng, non và ngọt nhất của củ hũ dừa.

cu-hu-dua-dung-ha

Người dân xứ dừa lấy phần này để chế biến những món ăn dân dã nhưng độc đáo, hấp dẫn, mang nét đặc trưng của nơi đây như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa bóp xổi, gỏi củ hũ dừa, hoặc đơn giản là ăn sống. Trước khi chế biến thành món ăn, người ta thường đem củ hũ dừa đã cắt khúc hoặc thái lát mỏng ngâm với nước đá có hòa nước cốt chanh tươi. Làm như thế củ hũ dừa sẽ giữ được độ giòn và màu trắng khi làm món ăn.

Mọi người vẫn nói với nhau rằng, gỏi củ hũ dừa là tinh hoa của ẩm thực Bến Tre. Người ta ví món gỏi như một bức tranh với sắc trắng tinh của củ hũ dừa, kết hợp với màu đỏ đầy bắt mắt của tôm luộc, rồi màu của thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng cùng với màu xanh của rau.

dac san nam bo cu hu dua

Sau khi lấy củ hũ dừa từ thân cây ra, người ta bào mỏng thành từng sợi dài để trộn với những nguyên liệu như: tôm sú bóc nõn, thịt ba chỉ, tai heo thái mỏng, hành tây, rau răm cùng đậu phộng rang thơm giòn. Món ăn cũng được nêm thêm một số gia vị như đường, chanh hoặc giấm gạo để tạo nên vị ngon đậm đà, hấp dẫn.

2. Đặc sản Nam Bộ rau đắng:

Trong thực đơn quen thuộc với các món ăn dân dã của dân đồng bằng châu thổ Nam bộ, rau đắng được xem là món “đặc sản” cùa giới bình dân. Rau đắng luộc, xào mỡ. Rau đắng sống chấm mắm kho. Rau đắng nhúng lẩu mắm. Rau đắng nấu cháo tống. Rau đắng nấu canh … Và có đến hai loại rau đắng, rau đắng biển rau đắng đất

Từ cách chọn rau đắng đến chế biến thành món ăn, tuy đơn giản nhưng phải có chút “điệu nghệ” nếu không nói là cầu kỳ. Phải tùy vào mùa nào, lúc nào để chọn ăn loại đắng nào: loại rau nào ăn với món gì và ăn ra sao mới đúng là “ăn một miếng để đời”!

Chọn hái rau đắng biển phải vào lúc mới sa mưa, lúc đó cọng rau mới no và mập mạp. Cứ quơ nguyên nắm mà cắt. Chịu khó hơn, bạn hãy vạch trong đám cỏ dại tìm ngắt từng cọng rau một.

Nên để ăn sống mới thưởng thức được cái âm thanh giòn giòn, cái vị ngọt thanh đọng lại trên đầu lưỡi. Ăn rau đắng phải đi kèm với mắm. Cũng như món lẩu mắm nổi tiếng của dân đồng bằng ngày nay, dù cho được “huy động” đủ các loại rau nhút, cù nèo, rau mác, rau ngổ, rau dừa, hẹ nước … nhưng nếu thiếu rau đắng thì cứ xem là không được. Nấu nồi canh rau đắng với cá rô mề, khi nước sôi dạo sơ vài con mắm sặc vào nồi canh.

dac-san-nam-bo-rau-dang-min (1) Thưởng thức món rau đắng – đặc sản Nam Bộ ngon nhất là vào khoảng tháng 10-11 âm lịch. Có 2 món “độc chiêu” của rau đắng đất. Thứ nhất, nấu canh với các loại cá đồng, ăn giải nhiệt khỏi chê vào các buổi trưa hè nóng bức. Thứ hai, nấu cháo tống. >>> Tham khảo: Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng rau chân vịt

3. Quả sake – Đặc sản Nam Bộ được dân văn phòng tìm mua

Quả Sake (trái sake) người ta hay gọi là quả bánh mỳ được ưa chuộng ở các nước Ấn Độ, Malaysia, các nước Tây Thái Bình Dương, tên tiếng Malay là Kada Chakka. Hình ảnh quả sake bên ngoài màu xanh xám, da sần, mắt ngỏ, khi chín ruột bên trong quả đổ màu vàng nhạt giống như khoai tây và có mùi thơm như bánh mỳ nóng hay mùi khoai lang nướng.

Cây Sake là cây lâu năm, người ta trồng mang tính ổn định tại rất nhiều nước trong khu vực nhiệt đới. Nó được trồng phổ biến hơn cả gạo, lúa mì và một số cây lương thực khác. Hiện nay tại Việt Nam, cây Sake được trồng nhiều rất nhiều ở Bến Tre, Cà Mau, Ninh Thuận,….

Trái Sake có chứa rất nhiều cacbon hidrat, protein vitamin và khoáng vật. Các nhà khoa học chứng minh rằng: hàm lượng axit amin trong quả Sake cao hơn cả đậu nành.

Trái Sake có hình như Mít Thái tố nữ hay bầu bầu quả trứng, với bề ngoài là vỏ màu xanh lá cây có nhiều gai tròn nhỉ, như quả mít. Gọt bỏ lớp vỏ này, Sake cho một lớp xơ dầy rất chặt như xơ mít nhưng không có múi và hạt.

dac san nam bo sake

4. Rau càng cua – đặc sản Nam Bộ làm món salad hấp dẫn:

Rau càng cua Nam Bộ mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

Đơn giản hơn thì chút tôm khô, da heo, hay nhúm tép đất… trong nhà có thứ gì thì mang ra trộn mời khách, người miền Tây hiền hậu là vậy. Thứ quan trọng của món này là phải pha được nước dầu giấm ngon, tạo được vị chua ngọt vừa miệng, giữ được hồn của món gỏi trộn. Dầu ăn phi tỏi cho thơm, bỏ xác tỏi, pha giấm hoặc nước cốt chanh, thêm chút đường, muối tiêu, ớt bằm nhuyễn nếu muốn ăn cay. Chỉ cần rắc thêm đậu phộng rang, trộn đều, vài lát cà chua xếp quanh đĩa, là có món gỏi rau càng cua ngon miệng và bắt mắt.

>>> Chi tiết: CÁCH TRỘN GỎI RAU CÀNG CUA THỊT BÒ dac san nam bo rau cang cua

Vị chua chua hơi the từ lá rau giòn xốp cùng với bùi bùi của đậu phộng, cay cay của trái ớt xanh vườn nhà, mằn mặn của miếng tôm khô, tất cả hòa quyện với nhau thành một vị đặc biệt nhưng thật dân dã, hơn tất cả, là hương vị của miền đồng ruộng quê nhà từ sâu thẳm trong ký ức.

Mua đặc sản Nam Bộ ở đâu Hà Nội?

Giờ đây, bạn không cần phải đến tận Nam Bộ mới có thể mua các loại đặc sản vùng miền này nữa. Bạn có thể mua các loại thực phẩm này ở những siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng món ăn từ đặc sản Nam Bộ.  Nông sản Dũng Hà là một trong những cơ sở cung cấp đặc sản Nam Bộ cho nhà hàng, bán buôn rau đặc sản cho quán ăn, phân phối trên phạm vi cả nước các loại rau sạch. Nhanh tay liên hệ nhé!

Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH NÔNG SẢN DŨNG HÀ

Cơ sở 1: Nhà số 11 ngõ 100 đường Trung Kính quận Cầu Giấy Tp. Hà Nội

Cơ sở 2: 683 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 1900986865


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *