Rau má (còn gọi là lôi công thảo) là loại thân bò lan, màu xanh, có rễ ở các đốt, lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn. Hoa nó có màu trắng mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất, mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Rau má là một loại cây rất thân thuộc với người dân Việt Nam, cây thường mọc ở những nơi ẩm ướt như: thung lũng, bờ mương hoặc những nơi có nhiệt độ thoáng mát. Cùng Kinggroup khám phá cách chế biến rau má tại nhà nhé!
Rau má có tác dụng gì?
Rau má có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm:
- Giúp làm lành vết thương: Rau má chứa các hợp chất triterpenoid có khả năng kích thích sản xuất collagen, giúp vết thương mau lành và tái tạo mô da.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology (2001), rau má có thể giúp cải thiện chức năng tĩnh mạch và làm giảm triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch mãn tính. Nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong rau má, đặc biệt là asiaticoside, giúp tăng cường sức mạnh của các thành mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn tốt hơn .
- Giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ: Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng rau má có tác dụng cải thiện chức năng nhận thức, giảm lo âu và căng thẳng.
Rau má có tác dụng gì?
Cách chế biến rau má
Rau má có rất nhiều cách chế biến như dùng để nấu canh, rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá, làm sinh tố, làm đẹp, thông dụng nhất là nấu canh và xay làm nước sinh tố. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn 2 cách làm đơn giản nhất từ Rau Má.
Canh rau má
Canh rau má thường nấu với tôm hay hến, là một loại canh rất ngon và bổ dưỡng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho những ngày hè oi ả. Cách nấu canh cũng đơn giản như mọi canh rau thông thường khác, chỉ lưu ý rau má còn non lá xanh nõn không đậm đà có thể nấu nhanh, những lá rau xanh sậm hơn cần tăng thời gian lâu hơn một tí.
Cách làm:
- Rau má sạch, 1 nhánh hành lá thái nhỏ 4-5 tôm nõn tươi, vài tép tỏi; 1 thìa dầu ăn; 1 ít muối vừa đủ; 1 xíu đường; 1 thìa nước mắm
- Rau má thái nhỏ vừa ăn, tỏi băm nhỏ, tôm nõn tươi băm nhỏ và hành thái nhỏ
- Bắc chảo và đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào xào thơm sau đó bỏ tôm băm nhỏ vào xào cùng, xào tôm săn lại sau đó tắt bếp. Ta đun nước dùng (lượng nước vừa đủ làm canh) sau đó đổ tôm xào tỏi vào và đun sôi
- Sau đó nêm nếm gia vị như muối, đường, nước mắm sao cho vừa miệng, khuấy đều, thêm rau má, đun sôi khoảng 1 phút sau đó thêm hành lá thái nhỏ.
Canh rau má
Nước rau má xay
Rau má có tính giải nhiệt. Vận dụng đặc tính này, người Việt chúng ta quá quen uống với ly nước rau má lạnh mùa hè. Bạn có thể tự làm sinh tố tươi rất đơn giản làm tại nhà như sau:
Cách làm rất đơn giản: Rau má rửa sạch, nhặt bỏ hết phần dễ, để khô nước; Xay nhuyễn hoặc giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào; Khuấy đều rồi đem lọc hết bã là có thành phẩm để sử dụng. Để có hương vị hơn, có thể cho thêm muối, đường, vắt tí chanh.
Nước rau má đá xay
Xem thêm: Bột rau má có tác dụng gì? Cách pha bột rau má
Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách
- Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
- Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những câu hỏi liên quan
Rau má có tác dụng phụ gì không?
Khi sử dụng quá nhiều rau má có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, tiêu chảy, và nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Uống nước rau má hằng ngày có tốt không?
Uống nước rau má hằng ngày có thể tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng (không quá 40-60g rau má mỗi ngày). Tuy nhiên, không nên uống liên tục trong thời gian dài mà nên giãn cách để tránh các tác dụng phụ.
Rau má có giúp giảm cân không?
Rau má chứa ít calo và có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó gián tiếp hỗ trợ quá trình giảm cân. Tuy nhiên, cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.
Trải nghiệm khách hàng khi mua rau má tại Dũng Hà
Chị Mai – Hà Nội: “Mình mua rau má ở Nông sản Dũng Hà lần đầu tiên và thực sự rất hài lòng. Rau má rất tươi, lá xanh mướt, không bị dập hay héo. Mình dùng để làm nước ép rau má và cảm thấy rất mát, thanh lọc cơ thể. Hương vị rất tự nhiên, không bị đắng quá. Dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đóng gói cẩn thận. Chắc chắn sẽ tiếp tục mua rau má ở đây.”
Anh Khoa – Hồ Chí Minh: “Rau má tại Nông sản Dũng Hà thật sự rất chất lượng. Rau tươi, lá mềm và không có sâu hay tạp chất. Mình dùng để nấu canh, làm sinh tố hay ăn trực tiếp rất ngon. Rau má này giữ được độ tươi lâu, khi chế biến không bị héo hay mất màu. Giao hàng rất nhanh và đóng gói kỹ lưỡng. Mình rất hài lòng với sản phẩm và sẽ tiếp tục mua lại.”
Chị Hạnh – Đà Nẵng: “Mua rau má ở Nông sản Dũng Hà rất tuyệt vời! Rau rất tươi, lá dày và không có vết thâm. Mình đã dùng rau má để làm nước uống thanh nhiệt, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Rau má này rất tươi, khi chế biến không bị héo hay có mùi lạ. Giao hàng nhanh chóng, đóng gói cẩn thận. Sản phẩm thực sự đáng giá!”
Kết luận
Rau má là một loại thảo dược đa năng, có thể chế biến thành nhiều món ăn và thức uống bổ dưỡng, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe. Các cách chế biến rau má phổ biến như nước ép rau má, sinh tố rau má, hay rau má trộn gỏi không chỉ giữ được hương vị tươi ngon mà còn tối ưu hóa dinh dưỡng. Để khai thác tối đa lợi ích của rau má, việc kết hợp nó với các nguyên liệu khác như dừa, đường, hay mật ong không chỉ tăng thêm hương vị mà còn gia tăng giá trị dinh dưỡng. Bạn có thể mua rau má khô tại đây:
https://nongsandungha.com/danh-muc/do-kho/