Giải mã thông tin về cây lá giang

Cây lá giang hay lá giang là một loại đặc sản vùng miền rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, loại rau này dường như còn khá mới mẻ với nhiều người. Bài viết dưới đây của kinggroup.info sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây lá giang.

Lá giang là lá gì?

Lá giang hay còn gọi là giang chua, dây dang hoặc lá Chu-mon (dân tộc Mường), lá lồm (Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa),… là một loài cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).

thong tin ve la giang

Cây lá giang

Ở Việt Nam,lá giang mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ở Nam Bộ lá giang thường mọc hoang ven sông, rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc.

Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.

Nhận biết hình thái

Lá giang mọc hoang dại thành dây leo, có mủ trắng, lá đơn, hình trứng, mọc đối, có vị chua.

-Thân: Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 – 4m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống hoặc cây chết hoặc thảm thực vật xanh.

-Rể: Rể có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.

-Lá: Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5-10cm, rộng 2 -5 cm, có mủ trắng, vị chua dịu.

-Hoa: Cây lá giang ra hoa vào khoảng tháng 5 âm lịch, hoa màu hồng lợt, mọc thành từng chùm ở ngọn, có 5 cánh đều nhau; đài hoa hình ống, tràng hình chuông, 5 nhị ngắn, nhiều noãn.

-Quả: Gồm hai quả đại hình dải, thẳng hay cong, rẽ đôi, màu đen nhạt, khía rãnh dọc.

-Hạt: Dài 3 – 4mm, màu nâu, thuôn, có chùm lông mềm màu hung ở đỉnh.

la giang chua benh

Trong ẩm thực với lá giang

Người ta có thể dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò…. Canh chua lá giang là một món ăn ngon. Khi nấu ta có thể dùng lá nấu và ăn luôn như rau, cũng có thể nấu xong vớt bỏ phần xác chỉ lấy vị chua thôi. Nấu canh chua lá giang với thịt gà, trái điều chín (đã được thu hoạch hạt) ăn rất ngon.

canh ga la giang

Canh gà lá giang

Tuy nhiên, khi chế biến lá giang thành các món ăn, bạn cần lưu ý: Nấu lá giang, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi như inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc. Nói tóm lại khi nấu canh lá giang trong một số nồi kim loại thì nên múc ra dùng ngay khi canh chín.

Trong đông y

Lá giang có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bài thạch. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, mụn nhọt, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy…

cung cap la giang tai ha noi

Lá giang là dược liệu bổ ích

Có thể kể đến một số bài thuốc từ cây lá giang như:

Chữa sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 100 – 200g. Sắc uống nhiều lần trong ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30 – 50g. Sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20 – 40g. Sắc uống; thường kết hợp với một số vị thuốc khác (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Chữa viêm bàng quang bằng canh chua lá giang: lá giang nấu canh chua với cá hay thịt gà có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Để biết thêm thông tin vui long liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline : 0901539693

Nguồn: https://kinggroup.info/ban-co-biet-tac-dung-chua-benh-cua-la-giang.html


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *