Những lưu ý khi sử dụng khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày, từ việc làm món ăn chính đến những món ăn vặt hấp dẫn. Tuy nhiên, để khoai lang phát huy tối đa lợi ích sức khỏe mà không gây hại, bạn cần biết cách sử dụng đúng đắn. Bài viết dưới đây Kinggroup sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng khi sử dụng khoai lang, giúp bạn tận dụng được mọi giá trị dinh dưỡng mà loại củ này mang lại.

Giới thiệu về khoai lang

Củ khoai lang, theo nghiên cứu từ các tài liệu y học cổ truyền, có tính bình, vị ngọt, được biết đến với tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật và sáng mắt. Những tác dụng này đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu y học dân gian Việt Nam và cả Đông y cổ truyền, được sử dụng lâu đời bởi các thầy thuốc. Khoai lang còn được dùng trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, và hỗ trợ sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ, bao gồm tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ và di tinh ở nam giới. Tác dụng này đã được xác nhận bởi nhiều chuyên gia Đông y trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian, qua thực tiễn hàng trăm năm sử dụng. Ngoài ra, trẻ em bị cam tích hay mắc các bệnh về tiêu hóa cũng thường được dùng khoai lang để giảm triệu chứng, bởi tính an toàn và lành tính của loại thực phẩm này. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.
gioi-thieu-ve-khoai-lang

Giới thiệu về khoai lang

Những người không nên ăn khoai lang

Người có hệ tiêu hóa không tốt

Khoai lang có công dụng giảm cân vô cùng hiệu quả. Bởi, đây là thực phẩm khó tiêu, giàu chất xơ, không cảm giác đói. Tuy vây, nó chỉ phù hợp với người muốn giảm cân, còn người có hệ tiêu hóa không tốt thì khoai lang hoàn toàn không nên sử dụng.

Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
khong-an-khoai-lang-khi-doi

Không ăn khoai lang khi đói

Người bị thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Những lưu ý khi sử dụng khoai lang

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Không nên ăn khoai sống

Bởi, ăn sống các enzyme trong khoai khó bị phân hủy dẫn đến tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi và dấu hiệu buồn nôn… Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
khong-an-khoai-lang-song

Không ăn khoai lang sống

Không ăn khoai lang đã mọc mầm và vỏ xanh chứa chất độc

Một trong những lưu ý quan trọng khi sử dụng khoai lang là tuyệt đối không ăn khoai lang đã mọc mầm. Khi khoai lang bắt đầu mọc mầm, các hợp chất trong củ thay đổi, có thể sinh ra các chất độc hại như solanin, gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, buồn nôn và các triệu chứng khác. Để đảm bảo an toàn, hãy luôn kiểm tra kỹ trước khi chế biến và loại bỏ những củ khoai đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
khong-an-khoai-lang-moc-mam

Không ăn khoai lang mọc mầm

Nhìn chung khoai lang là thực phẩm nghèo chất béo, và không có cholesterol. Nó phù hợp với người muốn giảm cân, nên ăn vào các bữa phụ. Để mua khoai Nhật tại Hà Nội, liên hệ cửa hàng rau sạch ng Sản Dũng Hà. Địa chỉ: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy Hotline: 0901.539.693

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *