Nấm là một thực phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình. Các loại nấm ngon có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó, sử dụng nấm được ưa chuộng nhất, cùng xem đó là nấm gì nhé. Cùng Kinggroup tổng hợp những loại nấm ăn lẩu ngon không thể thiếu ngay dưới bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích dinh dưỡng của các loại nấm trong lẩu
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Nutrition, nấm là một trong những nguồn cung cấp ergothioneine và glutathione, hai chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư và tim mạch.- Giàu chất xơ: Nấm là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Cung cấp vitamin D: Nấm là một trong những ít thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ duy trì hệ xương và răng khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
- Chứa nhiều khoáng chất cần thiết: Nấm cung cấp các khoáng chất quan trọng như kali, selen, và kẽm. Kali giúp điều hòa huyết áp, selen có khả năng chống oxy hóa mạnh, và kẽm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và quá trình tái tạo tế bào.
- Chứa chất chống oxy hóa mạnh: Nấm có chứa glutathione và ergothioneine, hai chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Các hợp chất trong nấm, đặc biệt là beta-glucan, có khả năng kích hoạt tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng.
Các loại nấm ăn lẩu ngon phổ biến
Nấm hương
Nằm trong danh sách các loại nấm ăn lẩu ngon là nấm hương. Nấm hương tươi còn có tên gọi khác là nấm đông cô tươi.
Nấm hương thường được ví là hoàng hậu của các loài thực vật, vua của các loại rau bởi những giá trị dinh dưỡng của các món ăn từ nấm cao hơn rất nhiều các loại rau khác. Nấm hương được sử dụng phổ biến trong hầu hết các món lẩu, khi ăn có cảm giác thơm bùi, độ béo đặc trưng và ngọt.
Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nấm rơm
Nấm rơm là các loại nấm ăn lẩu ngon. Nấm rơm có vị ngọt, tính mát vì vậy nấm rơm có tác dụng thanh nhiệt, bỏ tỳ, hạ huyết áp. Ngoài được sử dụng trong ẩm thực thì nấm rơm cũng được dùng trong việc chế biến một số bài thuốc dưới dạng các món ăn.
Nấm rơm được sử dụng nhiều trong các ngày rằm hoặc đầu tháng, khi ăn cảm thấy vi ngọt của nấm, khi cắn vào nước trong nấm sẽ chảy ra cho cảm giác thơm ngon tuyệt vời.
Nấm kim châm
Nhắc đến nấm kim châm không thể cảm nhận được hương vị hấp dẫn. Trong món lẩu nào chúng ta cũng đều thấy sự xuất hiện của loại nấm này. Nấm kim châm giàu chất xơ, các loại vitamin B, magie, sắt và kẽm, Loại nấm này rất ngon miệng và thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn như lẩu, canh hầm, salad và súp.
Nấm sò trắng
Nấm sò trắng còn được nhiều người gọi là nấm bào ngư, bạn có thể dễ dàng tìm mua nấm sò trắng ở những siêu thị hoặc chợ. Nấm sò được xem là một loại nấm dược liệu do thành phần dinh dưỡng có chứa statin giúp giảm cholesterol. Hiện nay nấm bào ngư được dùng chế biến trong các món xào, nấu canh đặc biệt là lẩu nấm.
Nấm đùi gà
Nấm đùi gà hay còn gọi là nấm Lục Bình, là loại nấm ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm lượng protein gấp 4 – 6 lần loại rau thông thường khác. Đây cũng là loại nấm được dùng trong các món lẩu cực kỳ phổ biến ở nước ta.
Cách chế biến nấm cho món lẩu ngon miệng
Để nấm giữ được hương vị tự nhiên và độ tươi ngon khi cho vào lẩu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:- Rửa nấm đúng cách: Không nên ngâm nấm quá lâu trong nước vì chúng có thể hấp thụ nước và trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó, chỉ cần rửa nấm nhanh dưới vòi nước chảy và lau khô bằng khăn giấy.
- Cắt nấm theo kích cỡ phù hợp: Đối với nấm lớn như nấm đùi gà, nên cắt thành miếng vừa ăn. Nấm nhỏ như nấm kim châm có thể để nguyên.
- Thêm nấm vào lẩu đúng thời điểm: Nấm nên được thêm vào nồi lẩu sau cùng, khi nước lẩu đã sôi, để giữ được độ giòn và hương vị đặc trưng.
Lưu ý khi sử dụng nấm trong lẩu để đảm bảo sức khỏe
Nấm là thực phẩm lành mạnh, nhưng vẫn có một số lưu ý khi sử dụng trong lẩu để đảm bảo sức khỏe:- Tránh ăn nấm sống: Một số loại nấm chứa độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc nếu không được nấu chín hoàn toàn. Hãy đảm bảo nấm được nấu chín trước khi ăn.
- Bảo quản nấm đúng cách: Nấm tươi nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 2-3 ngày sau khi mua. Nếu nấm có dấu hiệu bị mốc hoặc thay đổi màu sắc, hãy loại bỏ ngay.
- Cẩn trọng khi mua nấm: Tránh mua các loại nấm không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu lạ về màu sắc và mùi. Nấm độc có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.