MỰC LÁ NGHỆ AN

Mực Lá món ăn quen thuộc với mọi người. Được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, xào, rán, khô mực….Phù hợp với mọi độ tuổi và khẩu vị khác nhau. Mực lá là một trong nhiều loại mực tại nước ta, gồm mực lá, mực ống, mực mai và mực sim. Cũng được đánh giá là loại mực có chất lượng thịt tốt nhất, nên được thị trường ưa chuộng và có lượng tiêu thụ lớn. Kinggroup sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem mực lá làm món gì ngon nhé.
  1. Mực lá Nghệ An

Bước đầu tiên, bạn phải chọn được cơ sở mua sắm mực uy tín. Để tránh các vấn đề sức khỏe, ngộ độc và dị ứng thuốc, bạn nên tới các địa chỉ tin tưởng, hoặc các siêu thị lớn để mua sắm Mực lá cũng có nhiều xuất xứ, như mực lá Nghệ An, mực lá Phú Quốc, mực lá Côn Đảo,…. Mỗi loại có một hương vị và kích thước riêng. Trong bài này, Kinggroup sẽ giới thiệu bạn cách chế biến mực lá Cửa Lò, Nghệ An. Loại mực lá tại vùng Cửa Lò khi trưởng thành có khối lượng trung bình >1Kg. Độ dài thân từ 17 đến 30cm. Thân dày, bên trong màu trắng, ngoài màu hơi cánh gián. muc-la-nghe-an Thịt mực lá Nghệ An có vị thơm ngọt, giòn và dai, có tiếng là loại mực ngon, đặc sản có tiếng trên cả nước. Khách du lịch khi đến Cửa Lò có thể mua mực, ghẹ và các đặc sản khác tại bờ biển ngay khi ngư dân vừa cập bến. Nếu bạn ở xa, có thể nhờ mối quen chuyển ngay mực sống bảo quản đá về nhà. Hoặc bạn có thể sử dụng mực đông lạnh. Mực đông lạnh được ngư dân bảo quản đá khi vừa đánh bắt được, sau đó cấp đông. Việc cấp đông được thực hiện ngay khi sản phẩm về bờ nên thịt mực vẫn giòn dai, không bị mất vị. => Xem thêm: Sữa từ hạt sen ngon lành
  1. Sơ chế Mực lá Nghệ An

Sau khi đã chọn mua được con mực ưng ý, ta tiến hành sơ chế mực. Nếu bạn mua mực đông lạnh, nên để rã đông rồi sơ chế. Bạn có thể để mực tại nhiệt độ thường đến khi hết đá. Hoặc gói kín mực vào túi bóng, để xả nước nhỏ đều nếu muốn rã đông nhanh hơn. Lưu ý, không nên rã đông trực tiếp mực với nước, sẽ làm chất lượng của mực bị giảm đi đáng kể. Với mực lá Nghệ An, cỡ mực to hơn với các nơi khác, nên sơ chế cũng dễ hơn rất nhiều. Trước hết, dùng nước xả bên ngoài, rửa sạch chất nhờn và bẩn ở da bên ngoài. Sau đó làm sạch bụng mực. Khác với mực ống, chỉ cần rút đầu ra là ruột sẽ ra hết, mực lá để nguyên đầu và râu sẽ đẹp hơn. Bạn cần dùng tay và vòi nước mạnh để rửa sạch bụng mực. Chú ý lấy sạch phần nhớt, xương và túi mực bên trong nhé muc-la-nghe-an Tiếp đến dùng dao sắc để cắt mắt và làm sạch mắt mực. Làm sạch miệng và bỏ răng mực lá đi. Dùng dao sắc bỏ đi lớp màng tím bên ngoài. Rửa lại lần nữa với nước muối loãng và để ráo. Bạn có thể rửa mực với nước gừng hoặc rượu trắng để mực sạch hơn. Như vậy mực sơ chế đã sẵn sàng để làm các món ăn tươi ngon cho gia đình rồi nhé. Tiếp theo, chúng ta chỉ cần chế biến với các nguyên liệu khác là được.
  1. Mực lá hấp gừng

Mực lá thường không được dùng làm các món hấp bia như mực ống. Hai loại mực có chất thịt khác nhau. Mực ốn thường có cỡ nhỏ hơn, đẹp hơn khi chế biến cả con, mực lá to, khó chín đều. Thịt mực ống giòn hơn, mỏng, dễ ăn khi để nguyên, mực lá thịt dày, ngọt và chắc hơn, cần phải cắt nhỏ khi chế biến. Món mực lá hấp gừng sẽ giữ được hương vị của thịt mực tốt nhất, kèm theo là hương gừng xả thơm ấm, giúp món ăn không bị tanh và ngấy khi thưởng thức. Mực sau khi sơ chế sẽ cắt khoanh, theo miếng vừa ăn. Hành xả cắt khúc. muc-la-hap-gung-dung-ha Thực hiện: lót gừng, xả dưới đáy nồi, để mực lên trên, thêm chút nước nhưng không ngập đến mực. Đun to lửa, mực sẽ chín rất nhanh. Sau khoảng 5~ 10 phút, mực gần chín, cho thêm chút rượu trắng vào để tăng hương vị cho món ăn. Bạn nhớ thêm 1 nhánh tiêu xanh để món ăn thêm hấp dẫn nhé. Khi mực đã chín, bày ra đĩa và thưởng thức với bạn bè và gian đình thôi. Các món hải sải luôn rất tuyệt khi ăn kèm nước mắm gừng hoặc mù tạt, kèm theo đó là chút bia hoặc rượu để tăng hương vị.
  1. Mực xào thập cẩm

Nguyên liệu:
  • Mực lá
  • Ớt xanh, đỏ Đà Lạt 
  • Ớt chuông
  • Gừng, hành tươi, hành tây, nấm hương, cà rốt.
  • Rượu trắng, tỏi
Với món mực xào thập cẩm, sau khi sơ chế mực lá, ta cần thêm một chút “bí kíp” món mực ngon như nhà hàng. Món mực xào đạt điểm 10 khi mực vừa dai, giòn, có hương vị và hợp vị với các nguyên liệu xào cùng. Sau khi sơ chế mực, cắt miếng vừa ăn, sau đó khía hình vảy rồng. Tiếp theo đun nước sôi, cho 1/3 bát rượu trắng, 1 nhánh gừng đập nhỏ và mực lá đã sơ chế vào trần qua rồi vớt ra, ngâm với nước đá. Thao tác này sẽ làm mực giòn hơn, không bị mất nước ngọt. Sau khi trần, mực sẽ nở to, đẹp, có mùi thơm và không bị tanh. mực-tươi-xao-thập-cẩm Cho tỏi vào phi đến khi thơm rồ cho cà rốt, nấm vào đảo cùng. Để to lửa, rồi cho mực vào đảo, đến khi các nguyên liệu gần chín. Thêm ớt sừng, ớt hiểm cùng hành tây, cùng chút rượu trắng. Thêm nếm mắm muối, rau mạ kèm và một chút dầu hào nhé. Cuối cùng, khi các nguyên liệu chín đều, vừa vị, ta bày món ăn ra đĩa, thêm chút hạt tiêu để thưởng thức.
  • Với các món mực xào rau củ khác, ta làm tương tự. Bạn có thể làm món mực xào dứa, mực xào rau củ… cùng với công thức trên, chỉ thay đổi đồ ăn kèm. Mực là món ăn giàu dinh dưỡng, ăn kèm với rau củ sẽ tăng cả chất xơ và đạm cho cơ thể. Hương vị thơm ngon hợp với mọi lứa tuổi, thích hợp để dùng khi tụ họp bạn bè, bữa cơm gia đình ấm cúng.
  1. Mực lá nướng

Mực lá xào với các nguyên liệu khác rất dễ ăn và dễ làm. Tuy nhiên đó không phải là món duy nhất có thể chế biến được với mực lá. Bạn có thể thử món mực lá nướng cùng sa tế, muối ớt, mực lá nướng sả ớt dầu mè. Các món mực lá nướng vô cùng hấp dẫn, có vị dai, giòn, thơm đặc trưng của mực lá. Hòa cùng các gia vị cay nồng, làm món mực lá nướng hấp dẫn đến lạ. Món mực lá nướng sẽ rất phù hợp với bàn nhậu, với các dịp đi chơi biển cùng gia đình, dễ làm dễ ăn. muc-la-nuong-2 Bước đầu, bạn cũng sơ chế mực như hướng dẫn ở trên. Sau đó cắt miếng vừa ăn rồi khứa hình vảy rồng. Trần qua nước sôi rồi ngâm nước đá. Tiếp theo là chuẩn bị các gia vị để ướp mực. Hỗn hợp ướp mực bao gồm hạt tiêu, hành khô, ớt, tỏi, bột nêm, sả. Giã nhỏ các nguyên liệu trên, nếu bạn thích ăn cay, có thể cho thêm ớt, hoặc sa tế để tăng vị. Sau khi trộn đều hỗn hợp vói mực, ngâm 15 phút, thêm chút dầu mè vào, ngâm thểm 20 phút nữa để ngấm gia vị. Trong khi tẩm ướp mực với gia vị, ta sẽ làm sốt chấm mực. Như các loại hải sản thông thường, ta có thể dùng nước chấm tương ớt cùng đường, hạt tiêu, mì chính. Nước chấm loại này có thể làm bùng vị cay nồng và vị ngọt của mực. Một cách khác là mù tạt, xì dầu cùng với chút đường, ăn kèm ớt sừng xanh tưởi, hoặc ớt chuông Đà Lạt nướng. Tiếp theo, khi đã chuẩn bị xong, chúng ta tiến hành nướng mực. Cho mực vào vỉ nướng trên than hồng đỏ. Đến khi hai mặt chín đều, bày ra đĩa kèm theo chút hạt tiêu và thưởng thức thôi.
  1. Kết luận

Trên đây là một vài cách làm món mực lá mua tại Dũng Hà. Với nguyên liệu chuẩn cùng phương pháp làm món ăn ngon sẽ khiến việc nấu ăn trở nên vô cùng dễ dàng. Xem thêm các món ăn ngon, độc, lạ tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *