Nấm đông cô kỵ với gì? 7 chú ý khi sử dụng sản phẩm

Nấm đông cô là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hệ thống thần kinh, tim mạch, làm đẹp da và nhiều lợi ích không ngờ khác. Tuy vậy, đây cũng là một loại thực phẩm đặc biệt với nhiều lưu ý khi sơ chế và chế biến. Hãy cùng Kinggroup tìm hiểu xem Nấm đông cô kỵ với gì? và những lưu ý cần chú ý đến qua bài viết sau đây nhé!

Nấm đông cô là gì? Công dụng của nấm đông cô

Nấm Đông cô hay còn được biết đến là nấm hương, hương cô, hương tẩm. Loại nấm này được tìm thấy nhiều ở trong các khu rừng có khí hậu lạnh của Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Với công nghệ sinh học hiện đại, ở một số trang trại ở các vùng nhiệt đới cũng có thể nuôi trồng được nấm Đông Cô. Đặc biệt, loại nấm này có thể trồng được quanh năm trong nhà kính để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
nam-dong-co-ky-voi-gi

Nấm Đông cô

Nấm Đông cô là một thực phẩm dinh dưỡng đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe của người sử dụng, bao gồm:
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Cung cấp Vitamin B cho cơ thể
  • Phòng ngừa ung thư
  • Giúp xương khớp chắc khỏe
  • Tốt cho hệ thống tim mạch
  • Hỗ trợ làn da chị em
XEM THÊM: Điểm danh những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm khiến trẻ mãi không chịu lớn

Nấm đông cô kỵ với gì? 7 lưu ý cần biết để tránh tiền mất tật mang

Nấm đông cô là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng với sức khỏe của người sử dụng. Việc chế biến nấm đông cô là vô cùng dễ dàng song vẫn có những lưu ý quan trọng để tránh những nguy hại đến với sức khỏe. 7 lưu ý dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Nấm đông cô kỵ với gì?”
nam-dong-co-ky-gi

Nấm đông cô kỵ với gì

Nấm đông cô kỵ với nồi nhôm

Trong nấm đông cô có axit citric, khi tiếp xúc với nhôm có thể tạo ra phản ứng hóa học hình thành nên các phân tử ion nhôm. Với lượng ion nhôm ít, có thể gây ra các triệu chứng như ngộ độc nhẹ, buồn nôn. Tiếp xúc liên tục có thể gây ra các vấn đề về thận, thần kinh, xương. Cần chú ý đến màu sắc của nấm đông cô sau khi nấu, trong trường hợp nấm sau chế biến có màu thâm đen thì có khả năng đã bị nhiễm ion nhôm. Cần bỏ sản phẩm đấy đi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.  NÊN sử dụng nồi inox hoặc nồi thố đất cho việc chế biến nấm đông cô. 

Nấm đông cô kỵ đồ lạnh

Theo Đông y, nấm đông cô có tình hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Tuy vậy, khi kết hợp với đồ lạnh có thể phản tác dụng và gây ra một số vấn đề về sức khỏe như: lạnh bụng, tiêu chảy, giảm tác dụng của nấm (Ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme)…

Nấm đông cô kỵ thực phẩm giàu vitamin C

Theo quan niệm dân gian, tính hàn, vị ngọt của nấm đông cô xuất hiện do sự xuất hiện của các enzyme khi chế biến sản phẩm. Tuy vậy, vitamin C thường có tính axit và ảnh hưởng đến lượng enzyme đó làm giảm đi tác dụng bồi bổ, giảm khả năng tăng cường sức khỏe của loại nấm này.

Rửa nấm đông cô vừa phải

Việc rửa nấm đông cô quá kỹ có thể khiến mất đi một số dưỡng chất và ảnh hưởng đến hương vị của món ăn chế biến. Rửa nấm đông cô vừa phải sẽ giúp sản phẩm giữ nguyên được những dưỡng chất bổ dưỡng, nguyên vẹn hương vị. Ngoài ra, rửa quá kỹ sẽ khiến nấm bị nhũn làm giảm độ ngon miệng của món ăn.

Không ăn kèm nấm đông cô với rượu

Nấm đông cô có tình hàn còn rượu lại mang tính nóng nên 2 thực phẩm này có tính chất trái ngược khi kết hợp có thể dẫn đến tình trạng “tương khắc”, gây hại cho sức khỏe. Việc sử dụng chung 2 sản phẩm này có thể dẫn đến tình trạng: chóng mặt, buồn nôn và khó chịu.

Nên nấu chín kỹ nấm đông cô

Nấm đông cô có thể chứa một số chất độc hại: Nấm đông cô sống hoặc nấu chưa chín kỹ có thể chứa một số chất độc hại như agaritine và hemolysin. Agaritine có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và nhức đầu. Hemolysin có thể phá hủy tế bào hồng cầu. Nấu chín nấm đông cô ở nhiệt độ cao sẽ giúp phá hủy các chất độc hại này và đảm bảo an toàn khi ăn. Nấm đông cô có thể chứa vi khuẩn: Nấm đông cô có thể bị ô nhiễm bởi vi khuẩn từ môi trường sống. Nấu chín nấm đông cô ở nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và đảm bảo an toàn khi ăn.

Nấm đông cô kỵ với một số loại thuốc

  • Thuốc chống đông máu: Nấm đông cô có tác dụng chống đông máu vì vậy sử dụng đồng thời có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, dẫn đến nguy cơ chảy máu cao.
  • Thuốc hạ huyết áp: Nấm đông cô có sẵn tác dụng hạ huyết áp nên khi sử dụng song song cả hai sản phẩm này có thể gây hạ huyết áp quá mức.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nấm đông cô có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch,trái ngược lại với chức năng của thuốc, vì vậy có thể dẫn đến nguy cơ thuốc không có tác dụng với cơ thể
XEM THÊM: Nơi bán nụ hoa đinh hương khô chất lượng giá rẻ tại Hà Nội

Tổng kết 

Thông qua bài viết trên, Kinggroup mong rằng các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề “Nấm đông cô kỵ với gì?”, chúc quý bạn đọc thành công với những món ăn từ nguyên liệu nấm đông cô của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *