Táo tàu kỵ với gì? Vô cùng bổ dưỡng nhưng cần lưu ý 7 điều sau

Táo tàu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đông y cũng như là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến nhiều món ngon trong ẩm thực châu Á. Táo tàu bổ dưỡng, thơm ngon nhưng vẫn sẽ có những điều lưu ý khi sử dụng sản phẩm. Hãy cùng Kinggroup tìm hiểu “táo tàu kỵ với gì?” dưới bài viết này nhé!

Táo tàu là gì?

Táo tàu (hay quả chà là đỏ hoặc táo Trung Quốc) là loại quả thuộc họ Rhamnaceae, có nguồn gốc từ vùng Nam Á của Trung Quốc và ngày nay được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á. Loại quả này từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và được xem như một “siêu thực phẩm” nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
tao-tau-ky-voi-gi

Táo tàu là gì?

Những công dụng của táo tàu

Táo tàu thường được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền hoặc sử dụng như một nguyên liệu trong việc chế biến nhiều món ăn ngon trong gia đình. Táo tàu được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn nhờ vào lượng dưỡng chất to lớn mà nó mang lại. Điểm qua một vài công dụng táo tàu sau đây:
  • Ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch
  • Hỗ trợ giải quyết vấn đề tiêu hóa
  • Giải quyết vấn đề viêm nhiễm, nhiễm trùng
  • Đẩy nhanh quá trình giảm
  • Giúp làn da trắng, sáng, mịn
  • Giúp xương chắc khỏe
XEM THÊM: Chuối hột rừng khô – Đặc sản Hà Giang

Táo tàu kỵ với gì? Những ai KHÔNG nên sử dụng

Người gặp vấn đề tiêu chảy

Trong táo tàu thường có tính hàn có thể gây ra vấn đề lạnh bụng, giảm nhu động ruột và làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Khi gặp vấn đề này, cơ thể đang trong tình trạng yếu và mất nhiều nước, việc sử dụng táo tàu có thể khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.

Người có tỳ vị hư hàn

Tỳ vị hư hàn là tình trạng do khí huyết hư, dương khí suy yếu, khiến tỳ vị hoạt động kém, dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng. Khi sử dụng sản phẩm có tính hàn như táo tàu có thể làm tình trạng cơ thể trở nên xấu hơn và khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn

Người mắc bệnh tiểu đường

Trong táo tàu chứa hàm lượng đường fructose tương đối cao, khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ không cần insulin để đi vào tế bào, tuy nhiên, lượng fructose dư thừa có thể làm tăng đường huyết ở người bệnh. Việc sử dụng quá nhiều táo tàu có thể khiến lượng đường tăng cao đột ngột, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
XEM THÊM: Bà bầu ăn tỏi được không?

Táo tàu kỵ với gì? 7 loại thực phẩm nên tránh chế biến cùng

KHÔNG sử dụng với gan động vật

Trong gan động vật giàu chất đồng, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Khi kết hợp với táo tàu, các ion kim loại có thể dễ dàng phá hủy vitamin C trong táo, làm mất đi tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của sản phẩm này. Ngoài ra, việc sử dụng chung 2 sản phẩm này còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất khác của cơ thể.

KHÔNG dùng táo tàu chung với cá ngần

Cả táo tàu và cá ngần đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khi sử dụng chung cả 2 loại sản phẩm này sẽ dẫn đến một số tác hại không mong muốn. Theo lý giải khoa học,táo tàu có tính nóng còn cá ngần có tính hàn nên khi kết hợp hai thứ đối lập nhau, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng tính nóng và tính hàn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng.
tao-tau-ky-gi

Táo tàu kỵ gì?

KHÔNG kết hợp táo tàu với dưa chuột

Theo Đông y, các chuyên gia không khuyến khích kết hợp táo tàu với dưa chuột bởi lý do sau đây: Dưa chuột chứa một loại enzyme đặc biệt có khả năng phân giải vitamin C, là lý do làm giảm tác dụng vốn có của táo tàu. Ngoài ra, khi kết hợp hai loại nguyên liệu này có thể dẫn đến vấn đề đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

KHÔNG dùng táo tàu với củ cải

Trong củ cải có một lượng axit cyanogen nhất định khi phản ứng với các hợp chất có trong táo tàu sẽ tạo thành thiocyanate, là nguyên nhân gây nên các bệnh về tuyến giáp. Ngoài ra như nhiều thực phẩm khác, củ cải khi kết hợp với táo tàu có thể phá hủy lượng vitamin C trong táo, làm giảm đi tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cả hai loại thực phẩm.

KHÔNG chế biến chung táo tàu với thịt thỏ

Hai sản phẩm này mang tính chất đối lập nhau theo kiến thức của Đông y nên khi sử dụng chung sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc cân bằng tính nóng và tính hàn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, thịt thỏ chứa nhiều protein nhưng khi kết hợp với táo tàu có thể bị kết tủa do tác dụng của axit trong táo. Việc kết tủa này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu protein của cơ thể.

KHÔNG nấu táo tàu cùng với đậu phụ

Đậu phụ và táo tàu không được khuyến khích kết hợp trong quá trình chế biến là do trong đậu phụ chứa nhiều canxi và khi kết hợp với lượng axit oxalic trong táo sẽ tạo thành canxi oxalat, một nguyên nhân giải thích cho việc hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Ngoài ra, khi kết hợp chung có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

KHÔNG kết hợp chung táo tàu và hành lá

Hành lá và táo tàu là hai thực phẩm có tính chất đối nghịch nên khi dùng chung có thể gây khó khăn trong việc cân bằng tình nóng và hàn trong cơ thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trong hành lá có chứa allicin, một chất có thể kích thích đường tiêu hóa, dùng chung với táo tàu thì chất này có thể gây nguy cơ loét dạ dày, tá tràng. 
XEM THÊM: Trà giảo cổ lam bán ở đâu – Địa chỉ cung cấp giảo cổ lam chất lượng

Tổng kết 

Táo tàu bổ dưỡng và được sử dụng rộng rãi trong cả ẩm thực lẫn y học cổ truyền. Qua bài viết này, Kinggroup mong rằng những thông tin cung cấp về chủ đề “táo tàu kỵ với gì” sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc chế biến và sử dụng thực phẩm này một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *