Đã miệng với món tôm khô củ kiệu chua ngọt truyền thống
18/05/2021
-
-
9
lượt xem
Trong thực đơn ngày tết miền nam, ngoài những món như chả giò, canh khổ qua, gà luộc xé phay hay bánh tét thì thật là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô củ kiệu. Khi bạn dần cảm thấy chán ngấy những món ăn đầy thịt mỡ thì sự lựa chọn tuyệt vời nhất lúc này chính là củ kiệu tôm khô, bởi vị cay cay, chua chua đặc biệt của nó mang lại. Vậy cùng Kinggroup khám phá nhé!
Sơ lược về món tôm khô củ kiệu
Kiệu là loại củ đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ, được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, v.v vào dịp cuối thu đầu xuân. Hình dáng cây kiệu rất giống hành, nhưng ít hăng hơn và củ cũng nhỏ hơn rất nhiều.
Tên thuốc của củ kiệu là giới bạch, đây là loại cây thảo với thân hành màu trắng. Theo Đông y, ăn củ kiệu sẽ giúp tăng cường sức đề kháng nhất là khi thời tiết trở nên giá lạnh, đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa nữa. Hơn thế, theo các nghiên cứu thời nay, củ kiệu còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch, lợi niệu, thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, phòng ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu và một số loại bệnh khác.
Cứ mỗi độ tết về, ngoài bánh tét là món ăn chính thì củ kiệu là món đồ chua nhà nhà phải có. Có dưa kiệu chua ngọt giòn giòn ăn kèm bánh tét hay thịt kho tàu, v.v món ăn ngon hơn đỡ ngán hơn. Nhưng không lẽ dưa kiệu chỉ được ăn vào ngày tết thôi sao. Chính vì ngon và dễ ăn nên công thức món ăn mới cứ thế ra đời phục vụ nhu cầu thưởng thức hàng ngày.
Sơ lược về tôm khô củ kiệu
Chế biến món tôm khô củ kiệu
Nguyên liệu:
- Củ kiệu muối 150 gram.
- Tôm khô ngon 200 gram. Vùng Cà Mau có tôm hoặc tép bạc đất đặc trưng, dùng làm khô. Đây cũng là đặc sản trứ danh của đất mũi, song song với cua Cà Mau.
- Một quả trứng bắc thảo. (nếu có)
- Đường cát nếu thích.
Thực hiện:
- Bước 1: Tôm khô rửa qua nước lạnh cho sạch bụi bẩn. Đun một chút nước ấm, bỏ tôm vào ngâm 15 phút cho mềm. Sau đó vớt ra để ráo.
- Bước 2: Củ kiệu vớt ra, bổ đôi để riêng. Phần nước giấm ngâm kiệu tận dụng làm gia vị trộn tôm. Ít ai biết rằng, thứ nước chua này là gia vị đặc biệt làm nên tên tuổi của nhiều món ăn ngon như phá lấu lòng heo, sườn heo khìa chua ngọt, nước mắm chấm chả giò, v.v. Vì thế, chúng ta nên dành thứ nước này để vừa ngâm tôm vừa nêm nếm cho món tôm khô củ kiệu thêm ngon.
- Bước 3: Trứng bắc thảo rửa sạch, luộc 15 phút rồi bóc vỏ. Lấy dao nhỏ chẻ thành những múi cau nhỏ.
- Bước 4: Chọn một chiếc đĩa lớn, trình bày các nguyên liệu theo ý muốn rồi rưới chút nước giấm lên trên. Có thể cho thêm đường để tăng vị ngọt phù hợp với ẩm thực Nam Bộ. Nếu khẩu vị đậm đà có thể trộn tôm khô, củ kiệu trước cho thấm rồi mới trang trí trứng bắc thảo xung quanh.
Tôm khô củ kiệu
Xem thêm: 5+ bí kíp nấm rơm kho ăn với cơm nóng ngon bá cháy
Ý nghĩa món ăn dân dã truyền thống củ kiệu tôm khô
Nếu như ở phía Bắc nổi tiếng với món dưa hành trong ngày Tết Nguyên đán thì đối với người dân miền Nam sẽ là món tôm khô củ kiệu. Tôm khô củ kiệu được mệnh danh là món nhắm tuyệt vời trong những ngày Tết của người dân miền Nam. Đây còn được xem là món chống ngán hiệu quả bên mâm cơm có nhiều đồ ăn xào nấu béo ngậy. Hương vị chua ngọt, dai dai sực sực hứa hẹn mang lại bữa cơm ngon khó cưỡng, nhất là vào những ngày Tết thì món ăn này càng được dùng nhiều. Món ăn được chế biến đơn giản do đó việc chuẩn bị rất nhanh thích hợp cho những trường hợp có khách đến đột xuất.
Những lưu ý khi chế biến món ăn
- Nên chọn tôm khô đã được loại sạch vỏ và bỏ phần đầu tôm giúp món ăn chế biến nhanh hơn. Tôm khô chuẩn có vị thơm ngon, màu tươi sáng, vàng ruộm bắt mắt, vị ngọt, thịt dai mềm.
- Vì tôm khô ăn trực tiếp do đó khi ngâm tôm với nước lạnh bạn nên đun phần nước đó lên nhằm đảm bảo vệ sinh
- Có thể ăn kèm tôm khô củ kiệu với cà rốt, dưa chuột, rau thơm tùy theo khẩu vị từng người.
- Người có cơ địa nóng nên sử dụng món ăn với 1 lượng vừa đủ.
Với công thức đơn giản, ai cũng có thể làm tôm khô củ kiệu một cách dễ dàng. Và làm xong rồi thì ai cũng có thể thưởng thức, ai cũng phải khen ngợi. Bởi nó vừa là món đồ chua điều hòa hương vị trong mâm cơm, gia giảm vị mặn ngọt chua cay, hạn chế cảm giác ngây ngấy từ thịt cá.
Lưu ý khi chế biến tôm khô củ kiệu
Tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo
Ngoài ra, Nếu bạn muốn ăn món tôm khô củ kiệu với trứng bắc thảo, đó là một ý tưởng tuyệt vời.
- Lấy 3 quả trứng bắc thảo đã mua bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài đi rồi ngâm và rửa sạch với nước. Tiếp theo, bạn sử dụng bếp điện hoặc bếp gas để thực hiện việc luộc trứng trong khoảng 15 đến 20 phút.
- Cuối cùng vớt trứng ra để nguội một lúc rồi lột vỏ và dùng dao cắt thành hình múi cau. (Ngoài ra, nếu bạn có thể ăn trứng sống được thì cũng không cần phải tiến hành luộc trứng nhé!).
Một vài lưu ý trong món củ kiệu tôm khô trứng bắc thảo
- Nếu khẩu vị đậm đà có thể trộn tôm khô, củ kiệu trước cho thấm rồi mới trang trí trứng bắc thảo xung quanh.
- Món tôm khô củ kiệu có thể làm đồ nhắm rượu hay ăn với cơm trắng cũng rất tuyệt.
- Trứng bắc thảo có vị hơi đắng, sáp, ngọt, mặn và tính hàn có tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên do ngâm ủ một thời gian dài, trứng bách thảo cũng bị biến chất, sinh tố bị giảm nhiều. Vì vậy, chỉ nên dùng để ăn chơi, chứ không nên ăn thường xuyên số lượng lớn. Tốt nhất nên ăn khoảng 2 trứng/tuần.
- Phụ nữ có thai, người già và trẻ em có tỳ dạ dày yếu được khuyên là không nên ăn ăn trứng bắc thảo. Vì loại trứng này sẽ gây ảnh hưởng đến hấp thu, tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
- Chú ý tránh mua trứng bị hư quá hạn sử dụng. Nên chọn trứng còn nguyên lớp vỏ ủ bên ngoài có thể để được đến 6 tháng.
Kết luận
Tôm khô củ kiệu là món ăn bình dị mà cách làm đơn giản thường được dùng khi ăn kèm với bánh tét để chống ngán hay món nhắm lai rai trong ngày tết. Thật khó mà tả hết vị ngon chảy nước miếng của món củ kiệu tôm khô. Tuyệt vời hơn nữa khi kèm theo vài lát trứng bắc thảo béo ngậy sẽ tôn lên hương vị đặc trưng, có một không hai của món ngon truyền thống này đấy! Mua tôm khô tại đây: https://nongsandungha.com/danh-muc/do-kho/