5 loại rau miền Tây mùa nước nổi không phải thể bỏ qua

Miền Tây là mảnh đất được phù sa bù đắp quanh năm, nơi đây có 2 mùa mưa nắng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sôi của các loại rau dại. Bài viết hôm nay, hãy theo chân Kinggroup khám phá ngay 6 loại rau miền tây mùa nước nổi cực kỳ nổi tiếng.

Rau đồng miền Tây

Rau đồng miền Tây mùa nước nổi là loại rau dễ ăn, không kén chọn món, và hầu như ăn kèm với các món khác nhau đều được. Nhưng thường người dân miền Tây rất thích ăn rau đồng với các loại mắm kho. Như vậy vừa còn giữ được nguyên mùi vị đậm đà của các món ăn, vừa có thể chế biến nhanh gọn lẹ.

Những loại rau đồng gần gũi, dễ kiếm dễ tìm, chỉ cần ra ngoài bờ ao hay bước ra sau hè là có. Chỉ đơn giản có vậy thôi nhưng một bữa cơm với rau đồng lại mang bao ký ức quê nhà, thấm đượm tình thôn quê. Khiến cho bất kỳ ai khi về với miền Tây được thưởng thức các món rau đồng đều thương nhớ, để rồi khi đi xa là lưu luyến mãi không thôi.

Bông điên điển

Mùa nước nổi về cũng chính là lúc cảnh sắc sông nước miền Tây trở nên sống động nhất. Khi đó tất cả mọi nơi, từ các bờ ao, bờ kênh hay ngoài ruộng… đâu đâu cũng được trải một màu vàng rực rỡ của những chùm bông điên điển.

Để có thể thu hoạch bông điên điển, người dân ở đây phải chèo xuồng ra đồng vào lúc sáng sớm để kịp hái những bông mới chớm nở đem ra chợ bán. Và cũng không quên để thừa lại một ít đem về nhà chế biến cho bữa cơm gia đình. Điên điển sau khi hái về, ngắt phần cuống, rửa sạch là có thể ăn được.

Bông điên điển có thể làm thành rất nhiều món và món nào cũng vô cùng hấp dẫn. Nếu muốn đơn giản nhất thì cứ mang rổ điên điển đi xào với tỏi, nhanh thôi là bạn đã có ngay đĩa điên điển xào tỏi thơm phức. ngon lành ăn cùng với cơm.

Bông súng

Cũng giống như điên điển, thì mỗi độ nước lên những cánh đồng bông súng cũng đua nhau khoe sắc và trở thành một loại rau đặc sản mùa nước nổi. Những bông hoa súng to nhỏ, với đủ màu sắc từ trắng trắng, đến hồng hồng, tím tím phủ khắp các kênh rạch, không chỉ tô điểm cho cảnh quan thiên nhiên mà còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn dân dã.

Bông súng sau khi khi hai về, người ta đem đi lột vỏ, và rửa sạch phèn, cắt thành khúc rồi thì để ráo là có thể ăn ngay được. Người dân miền Tây chuộng nhất chính là món bông súng chấm mắm kho. Một món ăn quá đỗi dân dã, bình dị, nhưng hương vị rất đặc trưng và đặc biệt thu hút rất nhiều du khách tìm về thưởng thức.

Sen 

Cây sen có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và hầu như những bộ phận nào của cây sen cũng đều có ích. Để thưởng thức ẩm thực độc đáo từ sen, bạn nhất định phải tìm về hai tỉnh Long An và Đồng Tháp. Nơi đây may mắn được thiên nhiên ban tặng những cánh đồng sen rất đẹp và rộng, vừa có thể thưởng thức ẩm thực mà vẫn có thể ngắm cảnh đẹp.

Trong tất cả các bộ phận như lá sen, củ sen, hạt sen thì ngó sen chính là phần được sử dụng chế biến món ăn phổ biến nhất. Gỏi sen trộn tôm chính là một trong những món ăn nổi tiếng của miền sông nước mà bạn không nên bỏ lỡ.

Ngó sen sau khi hái về đem đi rửa sạch, xắt nhỏ và trộn cùng với tôm đã luộc chín, bóc vỏ. Thêm vào một ít đậu phộng, nước sốt và rau đi kèm rồi trộn đều để một chút cho thấm là có thể thưởng thức được rồi. Không chỉ thơm ngon lạ miệng mà gỏi sen còn giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt.

Xem thêm: Công thức chế biến thịt bò mùa thu với món thịt bò nướng lá sen hấp dẫn

Địa chỉ mua tâm sen khô chất lượng, uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Hẹ nước

Giữa những cánh đồng ngập trong nước lũ, có một loại rong sinh sống dưới đáy và chỉ xuất hiện vào đúng mùa này đó chính là hẹ nước. Hẹ nước có thân mỏng, và dài khoảng 50 – 70cm, thường có màu xanh và độ đậm nhạt cũng thay đổi theo từng khu vực sống. Nơi nào nước chảy càng mạnh, càng sâu thì rau có màu xanh đậm hơn những nơi khác. Hẹ nước có một hương thơm rất đặc trưng, giòn xốp và trở thành đặc sản miền Tây vào mùa nước nổi.

Hẹ nước thường xuất hiện vào đầu mùa nước lên, đặc biệt là sau trận mưa đầu mùa vào khoảng tháng 8 âm lịch và sẽ tan dần cho đến cuối mùa. Loại rau này có nhiều ở các tỉnh như: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, hay những vùng ngập phèn mặn nhiều nhất của Đồng Bằng sông Cửu Long.

Hẹ nước

Khi hái rau Hẹ nước về, người dân sẽ cắt bỏ đi phần gốc, rễ, và rửa sạch nhiều lần với nước cho hết phèn. Theo như nhận xét của nhiều người thì hẹ nước ngon nhất chính ăn sống. Người dân miền Tây thường ăn sống hẹ nước cùng với các loại rau sống, chấm với thịt kho, nước cá kho nhưng đặc biệt nhất thì phải là chấm với mắm kho. Hẹ nước dai giòn, có mùi thơm thoang thoảng một chút mùi phèn, mùi đồng bưng. Chấm hẹ nước vào miếng mắm kho, nhai từ từ và cảm nhận, bạn sẽ không thể quên hương vị này đâu.

Bồn Bồn

Bồn bồn trước là một loại cây mọc dại trên những vùng nước mặn nhiễm phèn. Nhưng bây giờ, loại cây này đã trở thành một trong những đặc sản miền Tây mùa nước nổi không thể không nhắc tới. Bồn bồn già có thể cao ngang đầu người và phần ăn được chính là phần gốc của cây.

Món bồn bồn muối có hương vị rất bắt cơm và được du khách khắp nơi yêu thích vô cùng. Muốn thưởng thức món đặc sản này thì nhớ ghé đến các tỉnh như: Bạc liêu, Cà mau,…

Trên đây là những chia sẻ của Kinggroup về rau miền tây mùa nước nổi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mở ra cho quý độc giả những trang mới về kiến thức miền sông nước.

Mua rau miền Tây ở đâu uy tín, chất lượng?

Nông sản Dũng Hà chính là địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm Đặc sản vùng miền, đồ khô, thực phẩm sạch. Vậy nên, đừng mất thời gian đi tìm những đơn vị không uy tín mà hãy liên hệ ngay với Nông sản Dũng Hà để được tư vấn và lựa chọn các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và được kiểm duyệt nghiêm ngặt. 

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành và một đội ngũ nhân viên lâu năm, có chuyên môn, Dũng Hà luôn mang đến trải nghiệm mua hàng tuyệt vời cho khách hàng. Vậy nên chần chờ gì nữa mà không liên hệ với công ty qua số hotline: 1900986865

Xem thêm:

Đừng bỏ lỡ những thực phẩm tốt có khả năng giúp kéo dài tuổi thọ?

Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Không Bị Đắng, Ngon Hết Ý


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *