Nguyên nhân môi bị khô và cách trị khô môi nứt nẻ tại nhà cực đơn giản

Vào mùa đông, thời tiết hanh khô và độ ẩm thấp có thể làm cho đôi môi của chúng ta dễ bị nứt nẻ. Tình trạng này không chỉ gây đau rát mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và tự tin trong giao tiếp. Trong bài viết này, Kinggroup sẽ chia sẻ với bạn những cách trị khô môi và nứt nẻ đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân khiến môi bị khô 

Khô môi do thiếu nước

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô môi là thiếu nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nó giúp cơ thể hoạt động tốt, loại bỏ độc tố qua hệ bài tiết và da, duy trì độ ẩm cho làn da, giữ cho bờ môi luôn căng mọng.  Chúng ta thường có thói quen xấu, như uống ít nước hoặc lười uống nước, và điều này có thể gây ra tình trạng thiếu nước trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước, quá trình trao đổi chất trở nên trì trệ, gây da khô, lão hóa sớm, nứt nẻ môi, dễ bong tróc, chảy máu, và làm cho mái tóc trở nên khô và xơ.

Khô môi do ảnh hưởng từ môi trường, thời tiết

Ở Việt Nam, với thời tiết nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ thường nóng suốt năm, việc sử dụng máy điều hòa là thường xuyên. Máy điều hòa giúp làm mát nhưng lại khiến không khí thiếu độ ẩm trở nên khô hơn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây khô môi. Ngoài ra, chúng ta thường nghĩ chỉ có làn da mới cần được bảo vệ khi tiếp xúc với tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, thực tế là đôi môi cũng cần được bảo vệ. Da môi không có melanin nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, cháy nắng. Điều này có thể gây ra tình trạng môi khô, nứt nẻ, viền môi sậm màu, và làm tăng sắc tố của môi. nguyen-nhan-bi-kho-moi

Khô môi do thiếu vitamin và dưỡng chất 

Thiếu vitamin và dưỡng chất cũng có thể gây ra tình trạng môi khô. Một số loại vitamin như A, B2, B3, B6, C và khoáng chất như sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và sự mịn màng của da cũng như đôi môi. Nếu bạn ăn uống không điều độ khiến cơ thể không nạp đủ các dưỡng chất cần thiết này cho cơ thể, da môi có thể trở nên khô, nứt nẻ và thậm chí chảy máu, viêm nhiễm.

Khô môi do thói quen liếm môi

Một thói quen có thể gây tổn thương cho môi là thói quen liếm môi. Khi môi bị khô, não bộ tự nhiên thúc đẩy bạn liếm môi với hi vọng làm cho chúng mềm mại hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây khô môi hơn. Khi bạn liếm môi, có thể vô tình khiến vi khuẩn và các chất amylase trong nước bọt bám lên môi, làm môi trở nên khô và thô ráp.

Khô môi do bị bệnh, di truyền

Nếu bạn duy trì việc uống đủ nước và thường xuyên chăm sóc môi bằng các sản phẩm dưỡng ẩm, nhưng vẫn gặp phải tình trạng môi khô, hãy xem xét xem có ai trong gia đình bạn cũng gặp vấn đề tương tự. Điều này có thể được di truyền và khiến đôi môi bạn bị khô.  Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến tuyến giáp, vảy nến, tiểu đường hoặc perleche cũng có thể gây ra tình trạng khô môi, nứt nẻ, và thậm chí là lở loét. Nếu bạn có tiền sử về bất kỳ căn bệnh nào trong danh sách này, hãy thăm bác sĩ tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Cách trị khô môi đơn giản, cực hiệu quả tại nhà

Dùng dầu dừa, dầu oliu trị khô môi 

Dầu oliudầu dừa chứa nhiều vitamin E, giàu chất kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp dưỡng ẩm cho môi. Hãy thoa một ít dầu oliu hoặc dầu dừa lên môi trước khi đi ngủ để làm môi mềm mịn. Nếu tình trạng môi khô nứt nặng, thì hãy thoa thường xuyên 2-3 lần trong ngày. cach-tri-kho-moi-bang-dau-dua

Sử dụng mật ong điều trị khô môi 

Mật ong có tính kháng khuẩn và làm lành vết thương nhanh, nên được xem là “thần dược” trong việc điều trị những đôi môi bị nứt nẻ nặng hay xước chảy máu…Ngoài ra, trong mật ong cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin, giúp bổ sung dưỡng chất cho môi và khiến môi luôn mềm mại. Sử dụng mật ong 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp môi mau lành và duy trì độ ẩm, đồng thời làm sáng và trị thâm môi. cach-tri-kho-moi-bang-mat-ong  

>> Xem thêm: Cách sử dụng mật ong bạc hà đem lại hiệu quả tuyệt vời

Trị khô môi bằng dưa chuột

Dưa chuột là thực phẩm giàu nước, thường được sử dụng làm mặt nạ giúp cấp ẩm và phục hồi làn da khô khốc, cũng rất hiệu quả cho việc trị khô môi. Bạn có thể ép dưa chuột để lấy nước uống hoặc cắt lát dưa chuột và đắp lên môi trong 10-15 phút trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm cho môi trở nên mềm mại và căng mọng bất ngờ vào sáng hôm sau. cach-tri-kho-moi-bang-dua-chuot

Trị khô môi bằng nha đam

Nha đam cũng chứa nhiều nước và có khả năng cấp nước nhanh chóng. Bạn có thể gọt vỏ nha đam và sử dụng phần gel bên trong để thoa lên môi trước khi đi ngủ. Điều này giúp môi không bị khô nứt và trở nên căng mọng và mềm mại. Nếu môi bị nứt nẻ nặng, bạn có thể sử dụng nha đam 2-3 lần trong một ngày. cach-tri-kho-moi-bang-nha-dam

Uống đủ nước

Khô môi thường là dấu hiệu của thiếu nước trong cơ thể. Trung bình 1 người trưởng thành cần uống đủ từ 1.5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ điện giải hoạt động, các tế bào biểu bì ngậm đủ nước đảm bảo được sự căng, mịn…Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng khô môi và da. Uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy có thể làm cho môi mềm mại hơn. uong-nuoc-tri-kho-moi

Ăn nhiều hoa quả

Hoa quả như cam, quýt, bưởi và rau xanh là những thực phẩm giàu vitamin như B2, A, C… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cần thiết cho việc chống lại tình trạng nứt nẻ của môi. Bổ sung nhiều loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế môi khô, bong tróc, và duy trì đôi môi luôn tươi tắn, căng mọng, tránh tình trạng mất nước của môi. an-hoa-qua-tri-kho-moi  

>> Xem thêm: Làm đẹp da với các loại rau củ quả tươi

Cần làm gì để ngăn ngừa môi khô nứt nẻ quá mức?

  • Hạn chế liếm môi: Liếm môi có thể tạo cảm giác mềm mại tạm thời cho môi, nhưng nước bọt sẽ bay hơi nhanh chóng và khiến môi khô hơn. Thay vì liếm môi, hãy uống đủ nước và chuẩn bị sẵn một cây son dưỡng bên người để luôn có thể bảo vệ và giữ ẩm cho môi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí trong nhà quá khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí. Điều này giúp ngăn ngừa môi khô do không khí khô hanh.
  • Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc môi gây kích ứng: Một số sản phẩm chăm sóc môi có thể chứa hóa chất gây khô môi. Hãy chọn những sản phẩm không chứa hương liệu, thuốc nhuộm hoặc cồn để bảo vệ đôi môi luôn mịn màng nhé.
  • Bảo vệ môi: Thời tiết quá lạnh, quá nóng hay nắng gió đều khiến cho môi bị tổ thương, nứt nẻ. Vì vậy, hãy bảo vệ đôi môi bằng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng môi có khả năng chống nắng trước khi ra ngoài.
  • Thở bằng mũi: Thói quen thở bằng miệng có thể làm cho miệng và môi khô hơn. Hãy tập trung vào việc thở bằng mũi để giảm thiểu tình trạng khô môi. Nếu bạn thường xuyên bị nghẹt mũi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị viêm xoang hoặc dị ứng.
Đối với con gái, việc môi bị khô, môi bị thâm, làn da mụn, và tóc thưa, yếu…luôn là nỗi thống khổ. Vì vậy, biết được nguyên nhân gây khô môi, nắm giữ được những cách trị khô môi và bí kíp giúp đôi môi luôn mềm mại, căng mọng, hồng hào là điều quan trọng cho các nàng. Hãy chăm sóc sức khỏe và cơ thể thật tốt để bản thân luôn xinh tươi, rạng ngời. Đừng quên theo dõi Kinggroup để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *