Sự cần thiết của sắt đối với mẹ bầu
Sắt là một trong những vi chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt là đối với bà bầu.Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Sắt là một trong những vi chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt là đối với bà bầu. Theo các chuyên gia, lượng sắt cần được bổ sung cho mẹ bầu khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể như sau:- 3 tháng đầu: Lượng sắt cần bổ sung trong giai đoạn này là khoảng 30mg mỗi ngày.
- 3 tháng tiếp theo: Đây là giai đoạn nhu cầu sử dụng sắt của mẹ bầu có xu hướng tăng lên để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Lượng sắt cần cung cấp mỗi ngày trong khoảng 30 – 60 mg.
- 3 tháng cuối thai kỳ: Đây là thời điểm cơ thể có nhu cầu sử dụng sắt cao nhất khi thai kỳ diễn ra. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo lượng sắt được bổ sung và dự trữ cần thiết trước khi sinh nở. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, trong 3 tháng cuối, mẹ cần bổ sung lượng sắt lớn hơn 60mg/ngày.
Mẹ bầu thiếu sắt ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Thai phụ thiếu máu và thiếu sắt, nếu không được điều trị và bổ sung kịp thời, có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đối với bà bầu, tình trạng này có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng như sảy thai, bong tróc niêm mạc, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, băng huyết và các vấn đề khác khi thiếu máu và thiếu sắt. Với thai nhi, tình trạng thiếu máu và thiếu sắt của mẹ có thể khiến trẻ mới sinh bị nhẹ cân, yếu hơn, có thể dẫn đến trẻ bị sinh non, dễ mắc bệnh hơn so với những trẻ khác. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não, làm giảm khả năng học tập của trẻ sau này. Các con của những bà bầu bị thiếu máu ở giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.Top thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu khỏe mạnh
Thịt bò
Thịt bò là một trong những thực phẩm đứng đầu danh sách các nguồn giàu sắt cho bà bầu. Nghiên cứu cho thấy mỗi phần thịt bò chứa tới 2,5 – 3mg sắt. Đặc biệt, sắt từ thịt bò dễ hấp thụ hơn so với sắt từ thực phẩm thực vật. Bổ sung thường xuyên thịt bò trong thực đơn giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.>>Tham khảo: CÁCH NẤU THỊT BÒ CHO BÀ ĐẺ NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT
Lòng đỏ trứng gà
Sắt là một dưỡng chất nổi bật có trong lòng đỏ trứng gà. Cùng với protein, canxi, photpho và nhiều chất khoáng khác…giúp trứng gà trở thành lựa chọn tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.>> Xem thêm: LIST 8 MÓN NGON TỪ TRỨNG GÀ ĂN HOÀI KHÔNG CHÁN
Gan động vật
Gan động vật là một trong những nguồn bổ sung sắt hiệu quả. Gan của gia súc như gà, lợn, bò chứa lượng sắt đáng kể. Đặc biệt, gan bò cung cấp tới 6,1mg sắt trong khoảng 100g gan, giúp tránh tình trạng thiếu hụt sắt ở bà bầu.Rau có lá màu xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ…có chứa rất nhiều sắt và cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, những loại rau lá xanh này cũng có hàm lượng oxalate tương đối cao, thành phần này có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt. Do vậy nên bạn có thể sử dụng các loại rau xanh này cùng đậu phụ để tăng hiệu quả hấp thụ sắt hơn nhé.Bí ngô
Bí ngô chứa nhiều sắt và đa dạng dinh dưỡng. Bí ngô chín có hàm lượng canxi, sắt và carotene cao hơn so với bí ngô non. Sử dụng bí ngô trong thực đơn giúp bà bầu tránh thiếu máu.>> Xem thêm: BÍ KÍP NẤU ĂN TỪ BÍ ĐỎ SIÊU NGON
Các loại hạt
Hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt chia, óc chó… đều là những thực phẩm giàu sắt tốt cho bà bầu không thể bỏ qua. Bổ sung những loại hạt này vào bữa phụ giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.>> Xem thêm: Sử dụng hạt chia cho bà bầu và những lưu ý cần thiết
Trái cây giàu sắt: Chuối, Nho
Chuối và nho là hai loại quả giúp cung cấp sắt cho bà bầu hiệu quả. Chuối Không chỉ cung cấp nhiều sắt mà còn cung cấp cho bà bầu các vitamin và khoáng chất, giúp ngăn ngừa các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón, trĩ, đầy bụng… Bên cạnh đó, nho cũng chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, vitamin, amino axit… Không những tốt cho mẹ bầu, nho còn rất tốt cho thai nhi, hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cũng như phát triển hệ thần kinh cho bé. Vì vậy hãy thường xuyên bổ sung nho và chuối trong thực đơn bạn nhé.Sô cô la đen và bột ca cao
Nghiên cứu cho thấy, 1 thanh Sô cô la đen chứa nhiều sắt và có thể cung cấp đến 28% lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Cũng theo đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg sắt. Có thể thấy, không chỉ là món ăn nhẹ ngon miệng, đây cũng là một nguồn bổ sung sắt hiệu quả mà bất ngờ cho mẹ bầu.Bà bầu thiếu sắt có biểu hiện gì?
Bà bầu thiếu sắt có thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây. Nếu bạn trải qua những triệu chứng này, hãy xem xét điều chỉnh chế độ ăn uống của mình:- Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
- Cảm giác tim đập nhanh hơn bình thường mặc dù không gắng sức
- Rụng tóc, móng tay chân nhợt nhạt dễ bong, gãy
- Da nhợt nhạt hoặc vàng
- Khó thở
- Bồn chồn, hồi hộp
- Thèm ăn những đồ lạ mà trước đây không ăn
Các lưu ý quan trọng khi bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu
Các lưu ý quan trọng khi bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bà bầu:- Nguồn gốc động vật tốt hơn nguồn gốc thực vật: Sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật thường hấp thu tốt hơn sắt từ thực phẩm thực vật. Bà bầu nên ưu tiên tiêu thụ thịt, cá, trứng để cung cấp sắt cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
- Kết hợp với vitamin C: Việc hấp thu sắt hiệu quả hơn khi kết hợp với nhiều thực phẩm giàu vitamin C sau bữa ăn. Nguồn trái cây tươi như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu, cà chua, kiwi, đu đủ,… sẽ là lựa chọn tốt. Nên ăn nguyên trái để tận dụng cả lượng chất xơ có trong trái cây giúp điều trị táo bón.
- Tránh chất ức chế hấp thu sắt: Trà chứa tannin và ngũ cốc thô chứa phytat là những chất làm giảm khả năng hấp thu sắt. Tránh dùng cùng thời điểm với chất này. Hạn chế sữa trong bữa ăn vì nó cản trở hấp thu sắt từ thực phẩm. Nếu dùng, hãy tách ra khỏi bữa ăn chính. Caffeine cũng làm giảm hấp thu sắt, nên tránh uống cà phê, coca hoặc nước ngọt có gas trong vòng 2 tiếng sau bữa ăn.
- Dùng viên thuốc sắt nếu cần thiết: Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu do thiếu sắt, nếu chế độ ăn không cải thiện đủ, bạn nên sử dụng viên sắt. Chọn loại có chứa acid folic để đề phòng các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như thai vô sọ, cột sống chẻ đôi.