Mật ong kỵ với gì?
Pha cùng nước sôi
Nhiều người thường truyền tai nhau rằng việc pha mật ong cùng với nước sôi (với nhiệt độ trên 60 độ) vào mỗi buổi sáng có thể giúp thư giãn cơ thể và tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác vì lượng enzyme và vitamin trong mật ong có thể bị hòa tan hoặc biến đổi khi tiếp xúc với nước đun sôi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong khi tan trong nước sôi có thể sản sinh ra hydroxymethyl furfuraldehyde – một chất gây ung thư ở người. Vì vậy, thay vì pha mật ong trực tiếp với nước đun sôi, bạn nên sử dụng nước ấm khoảng 30 – 35 độ C hoặc pha mật ong với nước đã nguội hẳn. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể kết hợp mật ong với nước chanh. Thức uống này có thể kích thích hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.>> Xem thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm không nên kết hợp với nước dừa kẻo nguy hiểm
Cá chép
Cá chép và mật ong là hai thực phẩm không nên kết hợp với nhau. Khi bạn kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và nôn mửa. Cả mật ong và cá chép đều chứa nhiều chất dinh dưỡng, và việc sử dụng chúng riêng biệt rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp chúng, có thể các hoạt chất bị rối loạn và sụt giảm. Nếu bạn đã lỡ ăn phải món chế biến từ cá chép và mật ong và bắt đầu cảm thấy không khỏe, hãy uống ngay nước cam thảo hoặc nước đậu đen để giúp giải độc. Trong trường hợp cấp bách, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.Tỏi sống, hành tây, hành lá
Theo Đông y, tỏi sống có tính ôn, khi kết hợp với mật ong có vị bình có thể dẫn đến hao tổn tâm khí, gây đầy hơi và chướng bụng. Khi chế biến thức ăn, bạn nên tránh sử dụng cả hai loại gia vị này trong cùng một món. Hành tây được xem là thực phẩm “tối kỵ” khi kết hợp với mật ong, và tuyệt đối không nên dùng chung để bảo vệ sức khỏe. Nguyên nhân là khi các axit amin và enzyme hữu cơ trong mật ong gặp lượng lớn lưu huỳnh có trong hành tây, có thể tạo ra các phản ứng hóa học có hại. Ngoài ra, hành lá cũng là thực phẩm đại kỵ với mật ong. Y học hiện đại đã chứng minh khi kết hợp mật ong với hành lá sẽ sinh ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa của người dùng. Về lâu dài còn có thể gây nguy cơ mắc ung thư dạ dày.>>> Xem thêm: Tỏi kỵ với gì? Những thực phẩm tránh ăn cùng tỏi có thể bạn chưa biết
Bột sắn dây
Mật ong có độ ngọt thanh tự nhiên nên thường được dùng để thay thế đường trong nhiều thức uống. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên pha bột sắn dây cùng với mật ong bởi điều này có thể gây ra cảm giác đầy bụng và đau bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến buồn nôn, chóng mặt, choáng váng hoặc nổi mề đay ngứa.Rau thì là
Rau thì là là loại thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe với các công dụng như bảo vệ đường hô hấp, chữa lành vết thương, giảm đau bụng kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Tuy nhiên, sau khi ăn rau thì là, bạn nên tránh uống nước hoặc ăn các món tráng miệng có chứa mật ong ngay. Điều này có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, gây tổn thương cho gan và có thể dẫn đến việc mắt sưng đỏ.Cơm trắng
Một trong những thực phẩm không nên kết hợp với mật ong đó là cơm. Mật ong có tính bình trong khi cơm có tính hàn. Theo Đông y, chúng kỵ nhau và nếu sử dụng chung có thể gây hại cho bao tử, gây đau thắt dạ dày và ảnh hưởng đến đại tràng. Thay vì uống nước mật ong trong khi ăn cơm, bạn nên chờ sau bữa ăn từ 30 – 45 phút trước khi dùng mật ong, để tránh mắc phải các vấn đề sức khỏe như ở trên.Lá hẹ
Trong dân gian, có truyền thống làm bài thuốc bằng cách hấp lá hẹ cùng mật ong để trị bệnh ho ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng cách làm này là không chính xác. Lá hẹ chứa nhiều vitamin C và khi kết hợp với các khoáng chất cùng tính nhuận tràng mạnh trong mật ong có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.Đậu phụ và tào phớ
Một câu trả lời quan trọng cho câu hỏi về mật ong kỵ với gì là đậu phụ và tào phớ. Cả hai món này đều được làm từ đậu nành, chứa nhiều protein thực vật và các axit hữu cơ. Khi tiếp xúc với các enzyme trong mật ong, chúng có thể gây vón cục, đông cứng trong dạ dày. Theo Đông y, tính hàn trong đậu phụ và tào phớ không hòa quyện được với tính bình trong mật ong. Đặc biệt, đối với những người có dạ dày yếu, cần tuyệt đối tránh kết hợp hai loại thực phẩm này để tránh bị đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn.Cua
Cua và mật ong thường được coi là hai thực phẩm khắc tinh của nhau. Tính hàn của cua có thể gây ra phản ứng mạnh với mật ong, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.Khoai mì (sắn)
Nhiều người thường có thói quen chấm khoai mì (sắn) bằng mật ong để tăng hương vị. Tuy nhiên, việc làm này rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu lượng lớn các enzyme hữu cơ trong khoai mì gặp phải nồng độ axit amin cao trong mật ong, có thể gây ra ngộ độc.Ai không nên dùng mật ong?
Người bị tiểu đường
Người bị tiểu đường thường có mức đường trong máu cao, và trong trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến các tình trạng như suy thận, tổn thương mắt, và ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu. Do đó, họ cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường, bao gồm cả mật ong.Trẻ em dưới 1 tuổi
Trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển, có thể xuất hiện bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum trong mật ong và chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ 100 độ C. Trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, thường chưa phát triển đầy đủ các chức năng gan như giải độc. Do đó, botulinum có thể xâm nhập vào thành ruột kết hợp một số chất và gây ngộ độc ở trẻ.Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng thuộc đối tượng không nên sử dụng mật ong. Nguyên nhân là vì mật ong có thể gây kích thích tử cung co lại và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.Người bị huyết áp thấp
Mật ong chứa chất tương tự như acetylcholine, chất này có khả năng làm giảm đường huyết. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp và đường máu thấp nên hạn chế tiêu thụ mật ong.Người vừa mới phẫu thuật
Những người vừa mới phẫu thuật cơ thể thường đang trong giai đoạn phục hồi, và nếu tiêu thụ quá nhiều chất bổ như mật ong có thể gây quá tải cho cơ thể, đặc biệt là gan có thể bị chướng, khả năng nghẽn khí, và gây chảy máu ngũ quan.Người bị bệnh đường ruột
Mật ong được coi là một loại dược liệu quý trong y học, tuy nhiên, đối với những người mắc rối loạn chức năng đường ruột, nên hạn chế sử dụng mật ong. Nguyên nhân là vì mật ong có thể làm co thắt đường ruột mạnh, gây ra các vấn đề như tiêu chảy và táo bón.Người bị dị ứng
Nếu bạn có tiền sử dị ứng với phấn hoa, cần tây hoặc các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong, bạn cũng không nên sử dụng mật ong, vì nó có thể gây ra tác động xấu cho sức khỏe.Mách bạn cách bảo quản mật ong đúng cách
Để bảo quản mật ong sao cho giữ được mùi vị và màu sắc tự nhiên, bạn nên tuân theo các lưu ý sau:- Chỉ sử dụng chai lọ làm bằng thủy tinh hoặc gốm sứ để đựng mật ong, không sử dụng các đồ dùng làm bằng kim loại.
- Bảo quản mật ong ở nhiệt độ phòng, khoảng từ 21 đến 27 độ C.
- Luôn vặn chặt nắp của chai đựng mật ong. Việc này giúp giữ cho hương vị và màu sắc của mật ong được bảo quản tốt hơn và tránh tác động của không khí và ánh sáng.
- Không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh. Đặc biệt là tránh để mật ong bị đông cứng, vì điều này làm cho mật ong khó để sử dụng và trang trí món ăn.