Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm không nên kết hợp với nước dừa kẻo nguy hiểm

Nước dừa kỵ gì là điều không phải ai cũng biết rõ. Mặc dù nước dừa là một thức uống dễ uống và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải mọi loại thực phẩm đều kết hợp tốt với nó. Thậm chí, việc kết hợp không phù hợp có thể làm giảm chất dinh dưỡng có trong chúng và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng với Kinggroup đi tìm hiểu về những thực phẩm nên tránh kết hợp với nước dừa để bảo vệ sức khỏe thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa 

Trước khi đi tìm hiểu nước dừa kỵ gì, bạn đọc cùng tham khảo các thành phần dinh dưỡng có trong loại nước uống tự nhiên này nhé: 
  • Carbohydrate: 9g
  • Protein: Khoảng 2g
  • Natri: 64mg
  • Chất đạm: 0,5g
  • Đường: Khoảng 10g
Ngoài ra, nước dừa cũng chứa vitamin C, magie, mangan, kali, canxi và một số khoáng chất khác tốt cho cơ thể.. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng này, nước dừa thực sự là một trong những loại nước uống rất có lợi cho sức khỏe.  thanh-phan-dinh-duong-cua-nuoc-dua Tuy nhiên, không phải tất cả các thực phẩm đều phù hợp khi kết hợp với nước dừa. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên tránh kết hợp với nước dừa để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Những thực phẩm không nên kết hợp với nước dừa 

Cacao 

Cacao là loại thực phẩm rất thơm ngon. Tuy nhiên, trong cacao có thành phần oxalat khi kết hợp với nước dừa dừa có chứa protein và canxi, sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan. Nếu tích tụ chất này trong thời gian dài và với lượng lớn, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như sỏi thận, suy thận hoặc ngộ độc. Ngoài cacao, oxalat còn tồn tại trong socola, cà phê, và trà, vì vậy cũng cần tránh kết hợp nước dừa với những loại thực phẩm này. Hơn nữa, việc kết hợp nước dừa với cacao có thể làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể, dẫn đến các tình trạng như rụng tóc, tiêu chảy, đau bụng,…v.v nuoc-dua-ky-ca-cao

Đá lạnh

Nhiều người thường thêm ít đá lạnh vào ly nước dừa để thêm mát lạnh và dễ uống hơn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen có thể gây ra những tác hại khôn lường. Nước dừa có tính hàn, khi kết hợp nước nước dừa với đá lạnh sẽ khiến cơ thể bị lạnh hơn, đặc biệt khi không có thực phẩm có tính nhiệt trung hòa. Kết quả là bạn có thể trải qua tình trạng ớn lạnh, khó tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng, sốt nhẹ, thậm chí là sốt cao, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.  nuoc-dua-ky-da-lanh

Thuốc 

Khi sử dụng thuốc, một số người sẽ uống chung với nước dừa để làm giảm vị đắng của thuốc, giúp dễ uống hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại đáng kể cho sức khỏe. Nước dừa có khả năng tạo ra một màng bám quanh viên thuốc và các chất khoáng có trong nước dừa như magie và canxi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tương tác với thành phần của thuốc. Kết quả có thể là việc điều trị bệnh sẽ kéo dài hơn hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. nuoc-dua-ky-thuoc

Hải sản 

Hải sản cũng có tính hàn giống như đá lạnh. Hải sản và nước dừa là hai thực phẩm có tính hàn cao khi kết hợp với nhau sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng, đầy bụng và mệt mỏi…Vì vậy, bạn nên tránh việc sử dụng cả hai thực phẩm này với nhau nhé.  nuoc-dua-ky-hai-san

Sữa 

Mặc dù sữa là một loại thức uống phổ biến và bổ dưỡng. Tuy nhiên mọi người không nên kết hợp uống sữa với nước dừa trong khoảng thời gian gần nhau. Lý do là bởi vì trong sữa chứa protein và nước dừa có tính axit, khi kết hợp với nhau, có thể gây ra tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.   nuoc-dua-ky-sua  

>> Xem thêm: Tỏi kỵ với gì? Những thực phẩm tránh ăn cùng tỏi có thể bạn chưa biết

Những ai không nên uống nước nước dừa?

  • Người bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Thai phụ mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa. Người bị bệnh tiểu đường bình thường vẫn có thể uống nước dừa, nhưng không nên uống nhiều, tránh thêm đường hay uống dừa lon có chất tạo ngọt. Cũng nên ưu tiên dùng dừa già thay vì dừa non và không nên ăn cùi dừa vì có nhiều chất béo bão hòa.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Nước dừa, đặc biệt là dừa non, có tính lạnh, không tốt cho người có bệnh về tiêu hóa hoặc đường ruột yếu.
  • Người bị huyết áp thấp: Nước dừa bổ sung lượng lớn kali, làm tăng việc thải ion natri ra ngoài cơ thể, dẫn đến lượng nước đào thải tăng có thể gây giảm huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm cho người bị huyết áp thấp.
  • Người bị bệnh thận: Nước dừa chứa lượng kali cao, có thể tăng kali máu, khiến bệnh thận thêm trầm trọng. Đối với người bị suy thận, tăng kali máu quá mức có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Vận động viên: Nước dừa không cung cấp đủ carbohydrate cho cường độ tập thể thao cao và có thể gây tăng kali máu, khiến người tập thể thao mệt mỏi và suy nhược, choáng váng.
  • Thai phụ 3 tháng đầu: Mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu mang thai vì dễ khiến tình trạng ốm nghén, nôn mửa thêm trầm trọng. Ngoài ra, nước dừa có tính hàn dễ gây sinh non, thậm chí sảy thai. 
ai-khong-nen-uong-nuoc-dua

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến nước dừa

Nước dừa bao nhiêu calo? 

Theo nhiều thống kê, 1 trái dừa có lượng nước khoảng 300ml chứa chỉ khoảng 60 calo. Điều này là mức calo vô cùng thấp so với nhiều loại thức uống khác. Tuy vậy, nước dừa tự nhiên lại cung cấp nhiều vitamin, canxi, magie và các khoáng chất khác cho cơ thể.

Uống nước dừa như thế nào để giúp giảm cân?

Nếu bạn muốn sử dụng nước dừa để giảm cân, có thể thực hiện các cách sau:
  • Uống nước dừa trước mỗi bữa ăn để giảm cảm giác thèm ăn.
  • Sau khi tập thể dục, bổ sung nước dừa để cung cấp năng lượng.
  • Kết hợp nước dừa với các loại hoa quảtrái cây khác để bổ sung vitamin và giúp giảm cân hiệu quả.

Có nên uống nước dừa hàng ngày không? 

Mặc dù nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng tốt, nhưng uống nước dừa hàng ngày có thể dẫn đến rối loạn điện giải và có thể ảnh hưởng đến các cơ trong cơ thể. Nước dừa cũng có ít calo, không thể thay thế cho các chất cần thiết khác. Vì vậy, nên uống nước dừa hợp lý và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Tối đa, chỉ nên uống 1 trái dừa/ngày. Ngoài nước dừa, nước ép từ các loại hoa quả và sinh tố cũng là các lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi về việc nước dừa kỵ với gì cũng như những loại thực phẩm nào không nên kết hợp cùng nước dừa. Những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn biết cách uống nước dừa một cách hợp lý nhất để tận dụng được tối đa những dưỡng chất có lợi của nước dừa đối với sức khỏe.   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *