Nước ép dứa có tác dụng gì?
Trái dứa hay còn được gọi là trái thơm, là một loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu, mỗi ly nước ép dứa có thể chứa khoảng 240 ml và cung cấp 132 calo, với hàm lượng chất béo và chất xơ dưới 1g, cùng lượng đường là 25g. Trong nước ép dứa có chứa nhiều vitamin B và vitamin C rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, nước ép dứa cũng chứa mangan, đồng, magie, kẽm, canxi và enzyme bromelain, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển xương khớp ở trẻ, và hỗ trợ quá trình phục hồi sau thương tổn.>> Xem thêm: Uống nước quả la hán khô có tác dụng gì ?
Giúp kháng viêm hiệu quả
Nước ép dứa chứa bromelain và các loại vitamin, khoáng chất giúp giảm đau và viêm nhiễm. Enzyme bromelain cũng có tác dụng kháng viêm, giúp giảm viêm đối với các bệnh như viêm khớp, đau nhức xương khớp và sau phẫu thuật.Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ép dứa chứa enzyme protease, giúp phân giải chất đạm thành axit amin và peptide dễ dàng tiêu hóa hơn. Đồng thời, enzyme bromelain cũng tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn đường ruột, giúp kiểm soát tiêu chảy.Chống loãng xương
Trong nước ép dứa có chứa rất nhiều vitamin C, magie, canxi và kẽm, giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh và ngăn chặn quá trình thoái hóa xương.Phòng ngừa một số bệnh ung thư
Bromelain trong nước ép dứa có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.Giảm ho hiệu quả
Nước ép dứa giúp giảm ho nhờ chất bromelain kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng các loại vitamin. Đồng thời quá trình hydrat hóa của dứa cũng góp phần làm giảm những cơn đau họng hiệu quả.Chống lão hóa da
Lượng vitamin C trong nước ép dứa giúp kích thích tổng hợp collagen dưới da, có tác dụng tăng tăng cường khả năng chống lão hóa da. Ngoài ra, vitamin C và kẽm có trong nước ép dứa cũng hỗ trợ làn da trở nên tươi sáng, mờ thâm hiệu quả. >>> Tham khảo: Làm đẹp da với các loại rau củ quả tươi5 cách làm nước ép dứa đơn giản, giải nhiệt cực đã
Cách làm nước ép dứa nguyên chất thơm ngon
Nguyên liệu:- 1/2 quả dứa
- 30ml nước đường
- 10ml siro chanh
- 1gr muối
- Bước 1: Gọt sạch vỏ và bỏ mắt của dứa, sau đó cắt dứa thành 4 phần nhỏ và ướp với đường cát hoặc nhúng qua nước đường trong 30 phút. Cách này giúp dứa giữ được màu vàng tươi và làm giảm độ chua.
- Bước 2: Bỏ dứa đã ướp đường vào máy ép (hoặc máy xay) và sau đó thêm 5ml nước cốt chanh. Nước cốt chanh sẽ giúp nước ép trở nên chua thanh, dễ chịu và không gắt.
- Bước 3: Cho nước ép dứa vào bình lắc cùng với 30ml nước đường và đá viên, sau đó lắc đều cho tới khi bình lạnh, sau đó có thể đổ ra ly và thưởng thức.
>> Xem thêm: Mách bạn cách làm sinh tố đu đủ thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà
Cách làm nước ép dứa và mật ong bổ dưỡng
Nguyên liệu:- Dứa chín: 1 quả
- Mật ong: 10ml
- Nước lọc: 500ml
- Muối: 1/2 thìa cà phê
- Đá viên (nếu muốn uống lạnh)
- Bước 1: Gọt vỏ và cắt mắt dứa, loại bỏ lõi cứng và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 2: Thêm dứa và 300ml nước lọc vào máy xay và xay nhuyễn. Chắt nước dứa ra cốc và đổ phần nước còn lại vào máy xay tiếp với phần bã.
- Bước 3: Chắt nước ép còn lại ra cốc, thêm mật ong, muối, đá viên (nếu muốn) và thưởng thức.
>>> Xem thêm: Cách làm trà vỏ bưởi và trà vỏ bưởi mật ong bổ dưỡng
Cách làm nước ép dứa táo
Nguyên liệu:- Dứa: 1 trái
- Táo: 2 trái
- Gừng: 1 củ
- Bước 1: Gọt vỏ, bỏ mắt dứa, rửa sạch và cắt thành nhiều miếng nhỏ. Táo cũng rửa sạch và cắt thành nhiều miếng nhỏ. Gừng đem gọt vỏ và cắt thành nhiều lát mỏng.
- Bước 2: Cho tất cả táo, dứa, gừng đã cắt vào máy ép và ép lấy nước.
- Bước 3: Cuối cùng, rót nước ép vào ly, thêm đá viên hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát trước khi thưởng thức.
Cách làm nước ép dứa và cam
Nguyên liệu:- 1 quả cam
- 1 quả dứa chín đã gọt sạch mắt
- Nước lọc
- Muối, đường
- Bước 1: Cam bổ dạng miếng và loại bỏ phần hạt. Dứa bỏ lõi, thái nhỏ thành nhiều miếng nhỏ.
- Bước 2: Lần lượt cho cam và dứa vào máy ép, tách bỏ phần vỏ cam trước khi ép.
- Bước 3: Thêm nước vào phần nước ép cam dứa và bổ sung một chút muối và đường, sau đó khuấy đều. Hoàn thành xong là bạn đã có thể thưởng thức ly nước ép dứa cam siêu thơm ngon rồi!
>>> Xem thêm: Cách làm sinh tố mix trái cây cho ngày hè nóng bức
Cách làm nước ép dứa hạt chia
Nguyên liệu:- Dứa: 1 quả
- Siro đường: 2 muỗng canh
- Hạt chia: 2 muỗng canh
- Nước cốt chanh: 2 trái
- Vỏ chanh: 1 muỗng cà phê
- Nước: 2/3 chén
- Bước 1: Gọt vỏ và bỏ mắt dứa, sau đó rửa sạch và cắt thành các miếng nhỏ. Sau đó, cho dứa vào máy ép để lấy nước.
- Bước 2: Ngâm hạt chia trong nước trong 30 phút để chúng nở phình. Khuấy đều hạt chia một lần sau 5 phút để tránh chúng nằm lại đáy cốc.
- Bước 3: Rót nước ép dứa ra ly, thêm nước cốt chanh, vỏ chanh, siro đường và một ít hạt chia. Khuấy đều và thưởng thức ly nước ép dứa hạt chia siêu bổ dưỡng ngay nhé!
>>> Xem thêm: Top các cách nước ép trái cây mix vị cực ngon và cuốn hút
Giải đáp một số thắc mắc khi uống nước ép dứa
Nên uống nước ép dứa khi nào thì tốt?
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng nước ép dứa là khoảng 2 tiếng sau bữa ăn sáng hoặc trưa. Bởi vì trong dứa có chứa axit, nếu uống trước hoặc ngay sau bữa ăn có thể gây hại đối với dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn. Trong buổi tối, hạn chế việc uống nước ép để tránh tình trạng chướng bụng và cảm giác đầy hơi.Ai không nên uống nước ép dứa?
- Người bị bệnh tiểu đường: Dứa có hàm lượng đường cao, có thể gây tăng đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống nước ép dứa.
- Người có áp huyết cao: Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế uống nước ép dứa. Dứa có khả năng tăng áp huyết, gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu, và có nguy cơ làm tăng huyết áp.
- Người có vấn đề về răng, dạ dày, lở loét khoang miệng: Chất glucoside trong dứa có thể kích thích niêm mạc miệng, thực quản, và tạo cảm giác tê bì ở lưỡi và cổ họng. Người mắc bệnh dạ dày cũng không nên ăn nhiều dứa hoặc uống ép dứa bởi dứa có chứa nhiều axit có thể làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày và đường ruột.
- Người bị bệnh chảy máu: Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Nên người hay chảy máu cam hoặc sốt xuất huyết, có vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…không nên ăn dứa hay uống nước dứa.
- Những người đang đói: Uống nước ép dứa khi đói có thể gây kích thích mạnh cho niêm mạc dạ dày và ruột, có thể dẫn đến buồn nôn và khó chịu.
- Phụ nữ mang bầu trong 3 tháng đầu: Dứa chứa chất bromelain có thể ảnh hưởng đến tử cung và gây co bóp tử cung. Việc tiêu thụ nhiều dứa, đặc biệt là dứa xanh, có thể gây nguy cơ sảy thai.