Tiết lộ 9 cách trị ho cho trẻ cực hiệu quả không cần dùng thuốc

Trẻ em có hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó ho là bệnh lí phổ biến nhất. Tìm kiếm cách điều trị ho cho trẻ hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều quan tâm. Vậy có những cách trị ho cho trẻ tại nhà như thế nào? Cùng Kinggroup tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé. 

Nguyên nhân gây ho cho trẻ em

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm bảo vệ đường hô hấp. Khi đường hô hấp gặp vấn đề và bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, khói thuốc, khói xe, bụi bẩn, hoặc các tác nhân gây kích thích khác, cơ thể sẽ phản xạ bằng cách ho để tống những vi khuẩn, virut ra ngoài. Trẻ có thể bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, ô nhiễm không khí, hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm phổi, ho gà, viêm phế quản…v.v Ngoài ra, thói quen sinh hoạt của trẻ cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ho. Ví dụ, nhiều trẻ thích ăn đồ lạnh, tắm bằng nước lạnh, tắm quá lâu, và thay đổi đột ngột trong thời tiết cũng có thể kích thích hoặc gây ra cơn ho ở trẻ. Tuy nhiên, đa phần các cơn ho ở trẻ là lành tính và do virus gây ra, có thể chăm sóc tại nhà một cách hiệu quả. nguyen-nhan-gay-ho-o-tre-em.jpg  

> Xem thêm: Phòng bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi chỉ với những thực phẩm giá rẻ quen thuộc

Cách trị ho cho trẻ tại nhà bằng phương pháp dân gian

Cách trị ho cho trẻ bằng lá hẹ

Lá hẹ không chỉ là nguyên liệu cho món ăn mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý trong cơ thể, đặc biệt là việc trị ho. Theo Y học, lá hẹ có chứa các chất như allicin, sulfit, odorin…giúp kháng khuẩn cho đường hô hấp và đường ruột hiệu quả. Đồng thời, chất saponin trong lá hẹ có tác dụng làm tiêu đờm, giúp cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm.  Cách chữa ho bằng lá hẹ như sau:
  • Chuẩn bị 20ml mật ong, một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Cắt lá hẹ thành nhiều đoạn nhỏ và cho vào một cái bát nhỏ.
  • Thêm một ít mật ong vào bát và hấp cách thủy.
  • Sau khoảng 10 phút, lấy lá hẹ ra và cho trẻ ăn phần lá hẹ hấp mật ong để giảm ho.
  • Cho trẻ ăn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
tri-ho-cho-tre-bang-la-he.jpg

Cải thiện cơn ho cho trẻ bằng mật ong và gừng

Mật ong là một nguồn thực phẩm tự nhiên có vị ngọt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe. Mật ong có thể hỗ trợ trong điều trị bệnh, làm đẹp da và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Mật ong chứa các enzym giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và cũng có chứa các chất kháng sinh tự nhiên và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và các hại khuẩn khác hiệu quả, giảm viêm nhiễm, đau họng và ho. Cách làm:
  • Chuẩn bị nguyên liệu mật ong và vài lát gừng.
  • Rửa sạch và gọt vỏ gừng, sau đó cắt thành các lát mỏng.
  • Đun sôi một nồi nước, sau đó đem lát gừng vào nồi và hãm như hãm trà.
  • Khi nước đã có mùi thơm của gừng, thêm mật ong vào nước và khuấy đều cho đến khi mật ong tan hết vào nước.
  • Cho trẻ uống nước này ấm mỗi sáng khi trẻ thức dậy và trước khi trẻ đi ngủ. Điều này giúp cải thiện tình trạng ho do viêm họng, cảm lạnh và các triệu chứng ho khác.
tri-ho-cho-tre-bang-mat-ong-va-gung.jpg

Sử dụng củ nghệ để trị ho cho trẻ

Việc sử dụng củ nghệ cũng là một phương pháp hiệu quả khác để trị ho cho trẻ tại nhà. Củ nghệ là một loại thảo dược đa công dụng được sử dụng trong nhiều mục đích, và nó đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp.  Dưới đây là cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và mật ong tự nhiên
  • Rửa sạch củ nghệ và cạo vỏ, sau đó xay hoặc giã nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Trộn 2 muỗng cà phê nước cốt nghệ với mật ong tự nhiên.
  • Cho trẻ ăn 1-2 muỗng hỗn hợp này mỗi ngày, chia thành 2-3 lần trong ngày. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp cải thiện cơn ho của trẻ
tri-ho-cho-tre-bang-nghe.jpg  

> Xem thêm: Bật mí cách ngâm nghệ tươi với mật ong làm đẹp hiệu quả và an toàn nhất

Trị ho cho trẻ bằng quả quất

Ngoài việc làm thực phẩm, quả quất còn có nhiều giá trị cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc trị ho và giúp giảm cảm lạnh cho trẻ nhỏ. Quả quất chứa nhiều dưỡng chất quý bao gồm vitamin C, chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong hệ thống hô hấp. Hơn nữa, các vitamin và khoáng chất trong quả quất cung cấp dinh dưỡng quan trọng, giúp trẻ duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Dưới đây là cách sử dụng quả quất để trị ho cho trẻ:
  • Chuẩn bị 3 quả quất xanh hoặc vàng, 1 thìa đường phèn và mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch quả quất và bổ đôi để giữ nguyên hạt, sau đó đặt vào một cái chén nhỏ.
  • Thêm mật ong và đường phèn vào chén theo tỷ lệ vừa đủ.
  • Đặt chén quả quất, mật ong và đường phèn vào nồi hấp cách thủy.
  • Đun hấp trong khoảng 30 phút, sau đó tắt bếp và lấy thành phẩm ra lò.
  • Mỗi lần sử dụng, cho trẻ ăn 2-3 thìa nước tiết từ hỗn hợp này. Dùng đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để giúp trẻ giảm ho và không cảm thấy khó chịu vào ban đêm.
tri-ho-cho-tre-bang-nghe-1.jpg

Ngâm chanh đào trị ho cho trẻ

Chanh đào thuộc họ cam, chanh và có hương thơm đặc biệt hấp dẫn hơn so với chanh thông thường. Nó được sử dụng để ngâm mật ong và thường được uống vào buổi sáng. Ngoài chứa vitamin C, chanh đào cũng cung cấp vitamin B1, B2, A, và nhiều dưỡng chất khác, giúp cải thiện tình trạng ho và viêm họng hiệu quả. Khi thời tiết chuyển mùa và lạnh đột ngột, trẻ thường dễ bị nhiễm lạnh và đau họng, điều này có thể dẫn đến ho. Do đó, để chuẩn bị trước, bố mẹ có thể làm sẵn một hũ chanh đào ngâm mật ong để trẻ có thể sử dụng và cải thiện tình trạng ho khi cần.  Dưới đây là cách làm:
  • Chuẩn bị 1 kg chanh đào tươi, 1 lít mật ong, 1/2kg đường phèn và 100g muối
  • Rửa sạch chanh đào và ngâm trong nước muối loãng, sau đó để ráo nước.
  • Cắt chanh đào thành từng lát mỏng và tán nhỏ đường phèn.
  • Cho chanh đào và đường phèn xen kẽ vào lọ thủy tinh.
  • Cuối cùng, đổ mật ong vào lọ và đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Hỗn hợp này có thể sử dụng sau một thời gian ngâm. Khi trẻ bị ho, bạn có thể lấy một lát chanh đào và một ít nước cốt từ hỗn hợp này, khuấy với ít nước ấm và cho trẻ uống.
tri-ho-cho-tre-bang-chanh-dao.jpg

Đẩy lùi cơn ho hiệu quả với tỏi tại nhà

Sử dụng tỏi để chữa ho cho trẻ có thể là một biện pháp hữu ích mà không phải ai cũng biết. Theo kiến thức y học cổ truyền, tỏi có tính ấm và vị hăng, có tác dụng thải độc và điều trị bệnh về viêm họng, cảm cúm hoặc cảm lạnh khá hiệu quả.  Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng tỏi chứa nhiều hoạt chất như allicin, diallyl sulfide, ajoene, được xem như “thuốc kháng sinh” tự nhiên với nhiều tác dụng vượt trội. Sử dụng tỏi trong việc điều trị ho cho trẻ giúp làm tiêu đờm, giảm nghẹt mũi và đem lại sự thoải mái cho bé. Dưới đây là cách thực hiện:
  • Chuẩn bị một củ tỏi và bóc vỏ, sau đó giã nhuyễn.
  • Thêm một ít mật ong vào tỏi đã giã nhuyễn và hấp trong nồi cách thủy.
  • Hấp trong khoảng 20 phút, sau đó cho trẻ ăn hỗn hợp này khi còn ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
cach-tri-ho-cho-tre-bang-toi.jpg  

> Tham khảo: CÁCH CHỮA CẢM CÚM VỚI TỎI LÁ HIỆU QUẢ

Rau diếp cá giúp trị ho hiệu quả cho trẻ 

Sử dụng rau diếp cá là một cách đơn giản để điều trị ho cho trẻ tại nhà. Bạn có thể thực hiện cách này để giúp bé cải thiện sức khỏe và cải thiện giấc ngủ. Rau diếp cá chứa nhiều thành phần như vitamin, khoáng chất và các hoạt chất chống oxi hóa, giúp kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi và một ít nước vo gạo (lưu ý là lấy nước vo gạo lần 2 để giảm bụi bẩn)
  • Rửa sạch rau diếp cá, đem đi xay nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Cho nước vo gạo và nước cốt của rau diếp cá vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút.
  • Để hỗn hợp còn ấm, sau đó cho trẻ dùng sau khi ăn cơm khoảng 60 phút. Cơn ho của trẻ sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian.
tri-ho-cho-tre-bang-rau-diep-ca.jpg

Trị ho cho trẻ bằng lê hấp đường phèn

Quả lê có vị ngọt thanh và nhiều nước, là loại quả được nhiều người yêu thích. Sử dụng lê hấp với đường phèn để trị ho là một phương pháp hiệu quả, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ. Y học hiện đại cũng đã chứng minh những lợi ích của quả lê đối với sức khỏe, trong quả lê chứa nhiều hoạt chất có lợi như canxi, photpho, chất xơ, axit amin, vitamin và chất chống oxi hóa. Những chất này hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Dưới đây là cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 2 quả lê, 2 thìa đường phèn, 1 ít kỷ tử, táo tàu, muối.
  • Rửa sạch quả lê và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, gọt bỏ vỏ và cắt thành nhiều lát mỏng.
  • Nếu sử dụng táo tàu, rửa sạch táo tàu và kỷ tử dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đặt tất cả các nguyên liệu, bao gồm cả đường phèn, vào nồi và đổ nước.
  • Đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ và đun tiếp trên bếp khoảng 15-20 phút.
  • Khi đã hấp xong, mang ra chén và để nguội một chút trước khi cho trẻ dùng.
tri-ho-cho-tre-bang-le-hap-duong-phen.jpg

Trị ho cho trẻ bằng trà cam thảo

Cam thảo có thể được sử dụng để trị ho cho trẻ mà không cần dùng thuốc. Trong cam thảo, có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, và chống dị ứng. Do đó, nó thường được sử dụng để giảm tổn thương niêm mạc họng và giảm đau do cơn ho. Dưới đây là cách làm đơn giản:
  • Chuẩn bị khoảng 15g bột cam thảo và 1 trái chanh.
  • Chanh chẻ làm đôi và vắt lấy nước cốt.
  • Trong một ly, trộn bột cam thảo với 20ml nước cốt chanh và thêm 200ml nước ấm.
  • Cho trẻ uống khi hỗn hợp vẫn còn ấm. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, cho đến khi trẻ hết cơn ho.
tri-ho-cho-tre-bang-tra-cam-thao.jpg

Mẹo điều trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Để tối ưu hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sử dụng các bài thuốc dân gian đã được nêu trên, mẹ cũng có thể kết hợp với những mẹo sau đây:

Súc miệng nước muối

Khi bị ho, bé thường cảm giác đau rát họng và khò khè. Tình trạng này có thể do vi khuẩn gây ra. Mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên để tiêu diệt các vi khuẩn này.

Vỗ lưng để loại bỏ đờm

Cách này thường được sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ bé không thể tự “khạc” đờm ra khỏi họng, nên việc vỗ vào lưng của bé có thể giúp loại bỏ đờm khỏi đường hô hấp của bé. Nếu mẹ không tự tin thực hiện, có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ hay người có kinh nghiệm. meo-tri-ho-cho-tre-khong-dung-thuoc.jpg

Nhỏ mũi

Các chất dịch cứng đầu ở trong khoang mũi sẽ cản trở sự hô hấp bình thường của trẻ và có thể gây ra viêm nhiễm. Việc loại bỏ các chất dịch trong khoang mũi của bé là rất cần thiết. Bố mẹ có thể nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sau khi nhỏ mũi, hãy thực hiện hút dịch ra ngoài bằng công cụ hút mũi.

Thêm độ ẩm trong không gian

Khi bé bị ho, sống trong không gian khô có thể làm tổn thương họng và mũi của bé. Đặc biệt là vào ban đêm, nhiệt độ thấp có thể gây kích ứng cổ họng và cơn ho dai dẳng. Trang bị một chiếc máy xông nhỏ trong phòng ngủ của bé có thể giúp cải thiện tình trạng này và giấc ngủ của bé.

Massage lòng bàn chân

Massage lòng bàn chân có thể giúp giảm ho và làm ấm cơ thể bé. Lòng bàn chân chứa nhiều huyệt đạo, trong đó có huyệt Dũng Tuyền, có tác dụng tốt trong việc giảm ho. Mẹ có thể sử dụng một ít tinh dầu tràm và xoa đều vào lòng bàn chân của bé, sau đó mặc vớ cho bé, đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh.

Lưu ý quan trọng khi điều trị ho cho trẻ tại nhà

Cách trị ho cho trẻ em tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên không cần sử dụng thuốc là một lựa chọn phổ biến của nhiều ông bố, bà mẹ. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
  • Cách trị ho cho trẻ bằng các mẹo dân gian rất lành tính, nhưng không phải lúc nào cũng đem lại kết quả nhanh chóng như thuốc tân dược. Do đó, các phụ huynh nên kiên nhẫn, hiệu quả có thể khác nhau tuỳ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.
  • Hãy cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm. Việc duy trì cơ thể được cung cấp đủ nước giúp giảm triệu chứng ho và cải thiện trao đổi chất, từ đó giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.
  • Luôn đảm bảo cơ thể của trẻ được giữ ấm, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Bạn có thể sử dụng tinh dầu dành riêng cho trẻ em để làm ấm các vùng sau tai, cổ và bàn chân khi thời tiết se lạnh.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ là quan trọng. Khuyến khích con ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho sức khỏe. Hạn chế cho trẻ uống nước có ga, nước lạnh và ăn đồ lạnh như kem và bánh đông lạnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể và mũi họng cho trẻ. Xây dựng cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối để bảo vệ sức khỏe cổ họng và tránh viêm nhiễm gây ho.
  • Nếu nhận thấy con có biểu hiện ho nặng hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Kết luận

Những cách trị ho cho trẻ đơn giản được nêu trên hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm lựa chọn điều trị ho tại nhà cho trẻ. Tuy các biện pháp này lành tính, nhưng bố mẹ cần lưu ý không lạm dụng quá mức, vì có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ nhỏ.  

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *