10+ rau trị táo bón cho bé hiệu quả mẹ cần nằm lòng

Táo bón là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hiểu rõ về chứng bệnh táo bón sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm để tránh các nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ và các loại bệnh về hậu môn, trực tràng. Một trong những cách nhiều người sử dụng để phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả là bổ sung nguồn chất xơ từ các loại rau trị táo bón trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy cùng Kinggroup tìm hiểu về những loại rau trị táo bón trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về bệnh táo bón 

Chứng bệnh táo bón xuất hiện khi số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần và đi kèm với một số triệu chứng khác như: đi đại tiện khó khăn, phân cứng, hoặc đôi khi có cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, hoặc có cảm giác đi tiêu không hết. Thậm chí người bệnh có thể phải sử dụng tay để hỗ trợ trong lúc đi đại tiện. Nguyên nhân dẫn đến táo bón có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng có thể được chia thành hai nhóm chính:
  • Nguyên nhân táo bón nguyên phát: Đây là loại táo bón phổ biến mà người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh mặc dù phân đi qua đại tràng với tốc độ bình thường. Táo bón vận động ruột chậm thường xảy ra ở nữ giới và có thể dẫn đến cảm giác chướng bụng nhẹ. Rối loạn chức năng sàn chậu có thể gây ra tình trạng thời gian đại tiện kéo dài, cảm giác đi tiêu không hết hoặc phải sử dụng áp lực để giúp phân thoát ra.
  • Nguyên nhân táo bón thứ phát: Có nhiều yếu tố khác gây ra táo bón thứ phát, bao gồm:
  • Chế độ ăn uống: Ăn ít chất xơ, uống ít nước, tiêu dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo…
  • Yếu tố sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, thiếu hoạt động thể chất, hoặc tiêu dùng nhiều cà phê có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột.
  • Yếu tố bệnh lí: Tăng canxi máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp,…
  • Yếu tố tâm lý: Trầm cảm, lo âu, và căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và góp phần gây ra táo bón.
nguyên nhân bị táo bón

2. Rau trị táo bón có hiệu quả không?

Không chỉ cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, rau củ còn là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa của bé. Chất xơ trong rau xanh có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón bằng cách thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột và tăng lượng nước trong phân, làm cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Vì vây, bổ sung các loại rau trị táo bón vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện chứng bệnh. 

3. Rau trị táo bón hiệu quả cho bé 

Chất xơ được tìm thấy trong các loại rau xanh có thể được coi là “chổi” làm sạch đường tiêu hóa và tăng tốc quá trình tống chất thải ra ngoài, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể. Nếu bạn đang tìm kiếm các loại rau trị táo bón, dưới đây là một số gợi ý:

3.1. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một trong các rau trị táo bón hàng đầu. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ cao, đặc biệt chứa chất nhầy pectin, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ trong rau mồng tơi kích thích nhu động ruột và làm mềm phân, giúp trẻ dễ dàng đi tiêu. Mẹ có thể sử dụng rau mồng tơi để nấu canh tôm mồng tơi hoặc cháo cua mồng tơi, đều là những món ăn bổ dưỡng. rau mồng tơi trị táo bón

3.2. Rau dền đỏ

Rau dền đỏ không thể thiếu trong danh sách các loại rau trị táo bón. Rau dền có tính mát gan, giúp thanh nhiệt, giải độc, và cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin C, B, A dồi dào cùng với gần 10 loại axit amin. Rau dền đỏ sau khi chế biến có màu đỏ rất đẹp mắt, khuyến khích trẻ ăn ngon miệng. Mẹ có thể nấu canh rau dền đỏ với tôm, canh rau dền đỏ với khoai sọ, hoặc luộc rau dền đỏ và trộn với dầu vừng, tạo thành những món ăn hấp dẫn cho trẻ.

3.3. Rau chùm ngây

Rau chùm ngây cũng là rau trị trị táo bón hiệu quả. Nó chứa nhiều chất xơ giúp làm cho phân mềm và xốp, từ đó giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể sử dụng rau chùm ngây để nấu canh rau chùm ngây với khoai sọ, rau chùm ngây xào thịt bò, hoặc chiên rau chùm ngây với trứng.

3.4. Rau khoai lang

Rau khoai lang cung cấp chất xơ đáng kể. Vì vậy, đây là một lựa chọn tốt cho ai đang tìm rau trị trị táo bón. Ngoài ra, chúng còn giàu nước và nhiều chất dinh dưỡng, giúp làm tăng lưu chuyển ruột và giảm nguy cơ táo bón. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ cần ăn khoảng 100gr rau khoai lang, cơ thể sẽ được hấp thụ 91,9gr nước, 2,8gr glucid, 1,4gr xenlulozo, 2,6gr protid, 48mg canxi, 54mg photpho và 11 mg vitamin C. Vì vậy, nếu trẻ bị táo bón, mẹ nên thêm rau khoai lang vào thực đơn hàng tuần.  Rau khoai lang có thể được sử dụng để nấu canh rau lang với tôm, canh cua đồng với rau lang, hoặc luộc rau lang kèm với dầu vừng. rau khoai lang trị táo bón  

>> Xem thêm: Điểm danh 5 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột

3.5. Rau đay

Rau đay chứa nhiều nước và chất nhầy giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, tăng lưu chuyển ruột, và ngăn chặn tình trạng ứ đọng phân. Đồng thời, hàm lượng đường sucrose và inositol trong rau đay có tác dụng giữ nước, làm cho phân mềm và xốp, giúp việc đẩy phân ra ngoài trở nên dễ dàng. Mẹ có thể sử dụng rau đay để nấu canh mướp rau đay với mọc, canh cua rau đay, hoặc canh tôm rau đay mồng tơi.

3.6. Rau má

Rau má là một loại rau phổ biến trong các loại rau trị táo bón và dễ tìm kiếm. Loại rau này có tính mát, giàu chất xơ, vitamin C, B1 và các khoáng chất. Chất xơ trong rau má giúp cải thiện tình trạng táo bón và làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể sử dụng rau má để nấu canh hoặc làm sinh tố kết hợp với các nguyên liệu khác như đậu xanh hoặc sữa dừa để giúp trẻ thanh nhiệt và đẩy lùi táo bón.

3.7. Rau chân vịt

Rau chân vịt, còn gọi là rau bina hoặc cải bó xôi, chứa nhiều vitamin A, C, E, K và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chất xơ dồi dào trong rau chân vịt làm cho nó trở thành rau trị táo bón tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung rau chân vịt vào thực đơn của trẻ và nấu các món như rau chân vịt luộc trộn dầu mè, canh gà cải bó xôi hoặc làm sinh tố chuối và rau chân vịt. rau chân vịt trị táo bón

3.8. Bông cải xanh

Bông cải xanh cũng là loại rau trị táo bón tốt cho trẻ. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất cùng với chất xơ, giúp cải thiện tình trạng đi tiêu khó khăn. Loại rau này cũng dễ ăn và có thể biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Mẹ có thể dùng bông cải xanh để làm nước ép, nấu cháo bông cải xanh với thịt bò, hoặc súp mực với bông cải xanh.

3.9. Bắp cải

Nếu mẹ đang tìm kiếm các loại rau trị táo bón hiệu quả cho bé, thì có thể tham khảo rau bắp cải. Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp tạo động lực cho việc co bóp ruột. Đồng thời, bắp cải còn giúp giữ nước trong lồng ruột, làm cho phân mềm và dễ dàng đẩy ra ngoài. Mẹ có thể sử dụng bắp cải để làm nhiều món ăn ngon như bắp cải cuộn thịt hấp, súp bắp cải hoặc cháo trứng gà với bắp cải. bắp cải trị táo bón  

>> Xem thêm: 12+ thực phẩm giúp bạn tiêu hóa tốt hơn

3.10. Đậu bắp

Đậu bắp là rau trị táo bón hữu hiệu vì nhiều chất xơ và chất nhầy. Chất nhầy này có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng các lợi khuẩn có trong đường ruột, giúp thúc đẩy nhuận tràng. Chất xơ trong đậu bắp giúp tích nước cho phân, kiểm soát nồng độ cholesterol và khắc phục tình trạng táo bón. Một số món ăn ngon và bổ dưỡng từ đậu bắp bao gồm cháo gà với đậu bắp, súp đậu bắp với thịt bò, và đậu bắp hấp.

4. Đối tượng dễ bị mắc táo bón

Theo nghiên cứu, táo bón là một vấn đề phổ biến mà ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy tình trạng táo bón có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, nhưng có những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Trẻ em: Trẻ em thường dễ mắc táo bón nếu họ có chế độ ăn uống kém, thường xuyên nhịn vệ sinh, hoặc chưa phát triển hoàn toàn hệ tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai: Quá trình mang thai có thể làm thay đổi cân bằng hormone trong cơ thể, chế độ ăn uống thay đổi, và cơ thể ít vận động, dẫn đến nguy cơ táo bón tăng cao.
  • Người già: Người già thường có chức năng tiêu hóa kém hơn do quá trình lão hóa. Họ cũng có thể thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, ít uống nước, và ít vận động, điều này làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Nhân viên văn phòng: Nhân viên văn phòng dễ bị táo bón do thường phải ngồi lâu và ít vận động, hay do chế độ ăn uống không điều độ…
Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng hay người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người thường xuyên trải qua căng thẳng, lo âu, hoặc trầm cảm cũng có nguy cơ bị táo bón, do tâm lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của họ.

5. Một số mẹo phòng tránh chứng táo bón bạn nên biết

mẹo phòng ngừa táo bón Bên cạnh việc ăn rau trị táo bón, thay đổi thói quen sinh hoạt cũng sẽ giúp giảm và ngăn ngừa táo bón hiệu quả:
  • Duy trì chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh: Hãy ăn đủ bữa, đúng giờ, và không nên làm việc hoặc vận động khi ăn. Hãy đảm bảo uống đủ nước và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, và bổ sung 1 hũ sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm khó tiêu: Tránh ăn thức ăn khó tiêu, thực phẩm nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng và gia vị quá mức. Hạn chế tiêu thụ rượu, bia, nước có ga, và các thức uống chứa chất kích thích khác.
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn: Đi tiêu ngay khi cảm thấy có nhu cầu và tránh ngồi quá lâu.
  • Tập thể dục thường xuyên: Dành thời gian cho hoạt động thể chất hàng ngày để kích thích hoạt động của ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Nếu bạn bị táo bón kéo dài và các biện pháp tại nhà không có tác dụng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

Kết luận 

Trên đây là các chia sẻ của Kinggroup về chứng táo bón và các loại rau trị táo bón hiệu quả. Mỗi gia đình nên thường xuyên bổ sung thường xuyên các loại rau này vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh táo bón. Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, mỗi cá nhân cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học. Hãy tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh, và rèn thói quen đi đại tiện vào một khung giờ hàng ngày để giúp phòng ngừa bệnh táo bón một cách hiệu quả nhất.  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *