Tết Trung thu là một trong những ngày Tết truyền thống quan trọng của người dân Việt Nam, là dịp để gia đình sum họp và gửi gắm những ước nguyện tốt lành. Trong ngày Tết này, việc bày mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu, mang ý nghĩa sâu sắc về sự phồn thịnh, an lành và may mắn. Qua bài viết dưới đây, Kinggroup sẽ giới thiệu đến bạn đọc những cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt và ý nghĩa nhất.
Mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu trong văn hóa Việt Nam
Nguồn gốc của mâm ngũ quả trong ngày Tết Trung thu
Lễ hội Trung thu là một trong những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống tại Việt Nam. Có một phong tục cổ truyền lâu đời trong ngày Tết Trung thu đó là lễ cúng thần mặt trăng. Phong tục này thể hiện lòng tôn thờ và biết ơn đối với thiên nhiên, cũng như mong muốn sự phù hộ và may mắn. Vào ngày này, mọi gia đình thường cùng nhau trang trí ngôi nhà bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, treo câu đối ý nghĩa, và sắp xếp những mâm cỗ trung thu đầy đủ cùng với nến đỏ và các lễ vật khác.Ý nghĩa mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong Tết Trung thu tại mỗi gia đình. Ý nghĩa của mâm ngũ quả dựa trên học thuyết duy vật cổ đại, đại diện cho năm thành tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Các loại quả trong mâm ngũ quả thể hiện sự đầy đủ, sung túc, yên ấm và viên mãn trong gia đình. Đây cũng là biểu tượng của lòng tôn thờ và ước nguyện cho một cuộc sống hòa thuận, đầy đủ và an lành. Từ đó, mâm ngũ quả trở thành biểu tượng cho tình cảm của người dân Việt Nam dành cho thần mặt trăng và những giá trị văn hoá truyền thống.> XEM THÊM: ĐIỂM DANH 5 LOẠI TRÁI CÂY KHÔNG THỂ BỎ QUA TRONG DIP TẾT TRUNG THU
Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 3 miền Bắc, Trung, Nam đơn giản mà đẹp mắt
Cúng trăng đêm rằm là một tục lệ truyền thống hàng năm của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền, từng địa phương lại có cách bố trí mâm ngũ quả và các nghi nghi thức cúng lễ khác nhau.Cách Bày Mâm Ngũ Quả Miền Bắc
Trong miền Bắc, mâm ngũ quả trung thu thường gồm đào, chuối, hồng, bưởi, quýt – đây là các loại quả thường có vào mùa thu ở miền bắc. Cách bày mâm như sau:- Bắt đầu bằng việc bày nải chuối ở dưới cùng để tạo nền chắc chắn.
- Đặt một quả bưởi ở trên để làm điểm nhấn, chọn quả còn có cành lá để tăng tính thẩm mỹ.
- Xếp lần lượt các quả quýt, hồng, và đào vào các khoảng trống còn lại, tạo cảm giác gọn gàng và hài hòa.
- Để thêm sắc thái và cân bằng màu sắc, bạn có thể xếp ớt xen kẽ giữa các quả. Ba màu đỏ, vàng và xanh thể hiện quy luật âm dương và cân bằng.
Cách Bố trí Mâm Ngũ Quả Miền Trung
Miền Trung thường chịu nhiều khó khăn từ thiên tai, nên cách bày mâm ở đây thường đơn giản, dựa vào những gì có sẵn. Người dân miền Trung không câu nệ hình thức, đối với mâm ngũ quả có quả nào dùng quả đó, miễn là tươi ngon, một số loại quả thường được dùng có cam, quýt, dưa hấu, thanh long, chuối, dứa… Bạn có thể:- Đặt dứa, dưa hấu và dưa gang tạo nên ba góc cố định.
- Đặt quả phật thủ ở giữa để tạo trọng tâm, sau đó xếp các loại quả nhỏ như nho, táo, cam, lê… vào các vị trí trống để tạo cân đối và hài hòa màu sắc.
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Miền Nam
Miền Nam thường có điều kiện tự nhiên tốt hơn, và do đó mâm ngũ quả ở đây thường phong phú hơn. Mâm ngũ quả ở miền Nam thường được chuẩn bị mang ý nghĩa giống như câu “Cầu sung vừa đủ xài”, cho nên các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường là mãng cầu, đôi dừa, đu đủ, xoài. Đặc biệt, người dân miền Nam còn chuẩn bị thêm ba trái dứa để ở dưới mâm ngũ quả biểu tượng cho sự vững vàng và đông con đông cháu. Cách bày như sau:- Bắt đầu bằng việc đặt những quả lớn, nặng như dừa, dứa, mãng cầu, đu đủ ở trước để tạo nền và hình thành cấu trúc.
- Sau đó, xếp những quả nhỏ hơn như xoài, đào lên theo hình tháp, tạo điểm nhấn và thêm tính thẩm mỹ.
- Để tăng ý nghĩa, bạn có thể đặt ba quả dứa ở dưới mâm, tượng trưng cho vừng vàng và sự hài hòa của gia đình.
>>Xem thêm: Top các đặc sản hoa quả từng vùng miền nổi tiếng trong nước
Cách tạo hình trái cây để bày mâm ngũ quả Trung thu độc đáo, sáng tạo
Tạo Hình Chó Bưởi Thu Hút
Chuẩn bị:- 1 quả bưởi
- 1 trái cam
- Nửa trái đu đủ
- Bước 1: Gọt bỏ phần vỏ xanh của trái bưởi, sau đó tách múi bưởi để tạo bộ lông xù.
Bước 1 trong tạo hình chó bưởi
- Bước 2: Sử dụng trái cam để làm phần đầu và chân của chú chó. Đặt trái cam vào đầu của nửa trái đu đủ để tạo khung cố định.
- Bước 3: Sử dụng tăm gắn bộ lông xù (từ múi bưởi) lên khung đã tạo, tạo hình dáng và bộ lông cho chú chó. Điều này sẽ tạo ra một chú chó bưởi đáng yêu.
Khéo léo trong tạo hình chó bưởi
- Bước 4: Sử dụng hạt nhãn hoặc hạt na để tạo mắt cho chú chó. Bạn cũng có thể thắt một chiếc nơ xinh xắn ở phần cổ để làm cho chú chó trở nên đáng yêu hơn.
Thành phẩm chó bưởi được làm thủ công xinh xắn
Tạo Hình Cá Bằng Thanh Long Ấn Tượng
Chuẩn bị: Cách Thực Hiện:- Bước 1: Sử dụng vỏ quả bưởi để tạo hình vây cá. Cắt thành 1 vây ở lưng cá và 2 vây nhỏ ở hai bên.
- Bước 2: Sử dụng một con dao để cắt theo đường xéo hình tam giác ở đầu của quả thanh long, tạo hình miệng của cá. Sau đó, khoét dọc thân quả thanh long để gắn các phần vây vào.
- Bước 3: Sử dụng hạt nhãn màu đen để tạo mắt cho cá. Điều này sẽ tạo nên một hình cá ấn tượng và sinh động.
>> Tham khảo: Tuyệt vời cho ngày hè với món kem thanh long đỏ
Những lưu ý để có một mâm ngũ quả trung thu đẹp không thể bỏ qua
Lựa Chọn Trái Cây Tươi Mát
- Hãy chọn những trái cây còn tươi mát, không có dấu hiệu bị hỏng hoặc dập úng.
- Khi chọn nải chuối phật thủ, hãy tìm những quả còn xanh tươi, vỏ mượt mà, không có vết đốm đen hay lấm chấm. Đảm bảo chuối có từ 12 – 16 quả trong mỗi nải.
- Trước khi trưng bày, không nên rửa hoa quả để tránh ngấm nước và gây hỏng. Sử dụng khăn khô để lau sạch bụi bẩn là tốt nhất.
Bài Trí Mâm Ngũ Quả
- Để có một mâm ngũ quả đẹp mắt với đủ loại trái cây và hương vị đa dạng, bạn nên chú ý đến việc sắp xếp và bài trí theo gam màu sắc, để đảm bảo sự hài hòa.
- Khi sắp xếp, đặt những quả to ở phần cuối cùng để tạo điểm nhấn.
- Hãy chọn những quả trái mọng để bày ở phía trên, để tránh ép các quả ở phía dưới gây dấp.
- Có thể sử dụng băng dính để cố định trái cây trên mâm. Nhớ dán khéo để không để lộ băng dính ra ngoài.
- Bạn có thể tỉa tỉ mỉ cho cây trái để tạo thêm sự sinh động và sáng tạo.
- Hãy thử những ý tưởng sắp xếp mới, vì mâm ngũ quả không cần quá nghiêm ngặt về số lượng hay loại trái cây. Hãy thỏa sức sáng tạo theo ý tưởng của bạn.
- Nếu muốn mâm ngũ quả thêm phong phú, bạn có thể học cách làm những loại bánh nướng hoặc bánh dẻo để kết hợp với mâm quả vào ngày rằm.