1. Tác hại thiếu máu ở trẻ
Thiếu máu là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ được coi là thiếu máu khi lượng Huyết sắc tố (Hb) dưới 100g/l (trẻ 6 tháng – 6 tuổi) và dưới 120g/l (trẻ từ 7 – 14 tuổi). Nếu không được đối phó kịp thời, thiếu máu kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và phát triển của trẻ.- Giảm Sức Đề Kháng: Thiếu máu làm suy giảm hệ miễn dịch, làm cho trẻ dễ bị ốm vặt do tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn và vi rút.
- Chậm Tăng Trưởng: Thiếu máu dẫn đến lượng oxy cung cấp không đủ, gây chậm tăng cân, lờ đờ, mệt mỏi và giảm hoạt động thể chất.
- Suy Giảm Chức Năng Hệ Thần Kinh: Thiếu máu ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, có thể gây ra các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, khả năng tập trung kém, và giảm khả năng tư duy và nhận thức.
- Suy Giảm Chức Năng Hệ Hô Hấp: Thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh, thở nông, và thở mệt gắng sức.
>> Tham khảo thêm: Top những thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu luôn khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
2. Món canh bổ máu cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Các món canh bổ máu cho bé được chế biến từ thực phẩm giàu chất sắt, có thể cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ. Sau đây là 8 công thức nấu món canh bổ máu cho bé mà mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà:2.1 Canh bầu nấu nghêu
Nghêu là một loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao. Nó cung cấp nhiều sắt (cao hơn cả thịt bò), vitamin A, vitamin C, và các khoáng chất như kẽm, phốt pho, là một thực phẩm đa dạng dinh dưỡng. Canh bầu nấu nghêu không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn là một món canh bổ máu cho bé rất tốt, giúp hỗ trợ quá trình tái tạo máu, ngừa loãng xương, và tốt cho sức khỏe tim mạch. Nguyên liệu: Cách thực hiện:- Ngâm nghêu trong nước muối khoảng 60 phút để loại bỏ đất bên trong, sau đó rửa sạch nhiều lần với nước.
- Rửa sạch bầu, gọt vỏ, có thể loại bỏ ruột hoặc giữ nguyên, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
- Đặt nghêu vào nồi nước, thêm vài lát gừng và đun sôi cho đến khi nghêu mở miệng.
- Vớt nghêu ra, tách phần thịt, ướp với hạt nêm và nước nắm trong khoảng 10 phút, giữ lại nước luộc.
- Đun nóng dầu oliu trong nồi, thêm gừng và hành lá băm phi thơm. Sau đó, thêm nghêu đã ướp vào, xào khoảng 3-4 phút.
- Thêm bầu vào nồi, đảo đều đến khi bầu chuyển màu. Cho nước luộc nghêu vào nồi, nấu thêm 2-3 phút.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá và rau mùi, sau đó tắt bếp.
>> Xem thêm: CÔNG DỤNG VÀ CÁCH CHẾ BIẾN QUẢ BẦU
2.2 Canh củ dền đỏ nấu xương heo
Củ dền đỏ, với 5mcg sắt trong mỗi 100g, có khả năng hỗ trợ quá trình tái tạo và sản sinh ra các tế bào máu cung cấp cho cơ thể. Canh củ dền đỏ nấu xương heo là một món canh bổ máu cho bé được nhiều mẹ ưa chuộng. Nguyên liệu: Cách thực hiện:- Rửa sạch và chặt nhỏ xương heo, đặt xương vào nồi, đổ nước ngập 2/3 nồi, hầm cho xương mềm trong 45-60 phút.
- Gọt vỏ, rửa sạch củ dền đỏ, cà rốt, khoai tây, sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Hành lá cắt nhỏ.
- Khi xương mềm, thêm củ dền đỏ, cà rốt, khoai tây theo thứ tự, mỗi loại cách nhau 2-3 phút.
- Đun thêm 5-7 phút, nêm gia vị, thêm hành lá, rau mùi, và tắt bếp.
2.3 Canh đu đủ hầm xương
Trong 100g đu đủ chín có chứa tới 2,6mcg sắt. Đồng thời, đây cũng là loại trái cây dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho việc nấu món canh bổ máu cho bé. Nguyên liệu:- Đu đủ (chọn đu đủ chín): 200g
- Xương heo: 250g
- Hành lá: 100g
- Muối, bột ngọt, hạt nêm
- Đu đủ đem đi gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó rửa sạch và cắt thành từng miếng vuông. Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ.
- Xương heo rửa sạch và chặt nhỏ. Sau đó, bạn cho xương heo vào nồi, đổ nước ngập cao tầm ⅔ nồi, và hầm trong khoảng từ 20 – 25 phút.
- Cho đu đủ đã cắt vào nồi cùng với xương heo, tiếp tục đun đến khi đu đủ mềm.
- Nêm gia vị vừa ăn, đậy kín nắp và hầm thêm 5 phút rồi tắt bếp.
2.4 Canh rau ngót thịt băm
Canh rau ngót thịt băm không chỉ dễ nấu mà còn cung cấp đạm động vật, khoáng chất từ rau xanh, sắt và vitamin C. Vì vậy đây cũng là một trong những món canh bổ máu cho bé, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Nguyên liệu:- Rau ngót: 300g
- Thịt nạc heo: 150g
- Hành khô: 1 củ
- Hạt nêm, nước mắm, dầu ăn dặm cho bé
- Bạn rửa sạch thịt nạc heo, rồi thực hiện xay hoặc băm nhỏ.
- Lấy lá rau ngót, bỏ cọng, rửa sạch và vò hơi dập. Băm nhỏ hành khô.
- Bắc nồi lên bếp, đổ dầu vào và đợi đến khi dầu nóng. Thêm hành khô đã băm vào phi thơm rồi cho thịt vào xào qua. Bạn cũng có thể thêm chút nước mắm để thịt được đậm đà hơn.
- Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi và đun đến khi nước sôi.
- Cho rau ngót vào, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
2.5 Canh cua đồng rau đay
Rau đay có chứa rất nhiều chất sắt, là một nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể sản sinh nhiều tế bào máu. Canh cua đồng nấu với rau đay không chỉ giúp giải nhiệt mà còn bổ sung canxi cho trẻ, là một món canh bổ máu cho bé rất tốt mẹ có thể tham khảo. Nguyên liệu:- Thịt cua đồng xay: 500g
- Rau đay: 1 bó
- Mồng tơi: 1 bó
- Mướp: 1 trái
- Hạt nêm cho bé
- Đầu tiên, bạn cho khoảng ½ thìa hạt nêm vào tô thịt cua xay và trộn đều. Dùng nước để lược cua từng ít một để lấy hết phần thịt và chất dinh dưỡng trong cua.
- Nhặt sạch rau đay và mồng tơi, rửa kỹ với nước, sau đó cắt nhỏ. Mướp đem rửa sạch, gọt bỏ bỏ rồi cắt miếng xéo cho vừa ăn.
- Bắc nồi nước cua đã lược lên bếp, nấu sôi với lửa vừa đến khi gạch cua tạo mảng và nổi lên trên.
- Dùng đũa gạt cua qua một góc, sau đó theo thứ tự cho mướp và rau vào. Đảo nhẹ nhàng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn chờ đến khi canh sôi lại thì tắt bếp.
2.6 Canh gà hầm bí đỏ
Bí đỏ là một trong những loại loại thực phẩm rất giàu vitamin A, vitamin E, và kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành protein và hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, đây cũng là món canh bổ máu cho bé cực kỳ tốt. Nguyên liệu:- Thịt gà: 1kg
- Bí đỏ (nên chọn bí đỏ hồ lô, quả già có màu vàng sậm): 1 trái
- tỏi, hành tím: 100g
- Hành lá và ngò gai: 100g
- Gia vị cho bé
- Rửa sạch thịt gà cùng với nước muối pha loãng, sau đó chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt gà với hạt nêm và hành tím băm nhỏ trong khoảng 15 phút để thấm gia vị.
- Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt thành các miếng vừa ăn.
- Bắc nồi lên bếp, thêm một ít dầu oliu và đợi dầu nóng. Cho hành tím cùng tỏi băm vào phi thơm. Thêm thịt gà đã ướp vào, đảo đến khi thịt săn lại và ngấm gia vị.
- Đổ nước vào ngập thịt, đậy vung lại và hầm trong khoảng 20 – 30 phút cho xương gà mềm. Lưu ý giữ lửa nhỏ từ khi nước sôi và vớt bọt để nước hầm trong.
- Cho bí đỏ vào và hầm thêm khoảng 10 – 15 phút.
- Nêm nếm gia vị vừa miệng, đun sôi thêm khoảng 1 phút. Thêm hành lá và ngò rí băm nhỏ, sau đó tắt bếp.
2.7 Canh rau dền thịt băm
Canh rau dền thịt băm là một lựa chọn tuyệt vời cho món canh bổ máu cho bé. Rau dền, với lượng chất sắt đáng kể, không chỉ ngăn ngừa bệnh thiếu máu mà còn giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Nguyên liệu:- Rau dền: 2 bó
- Thịt heo: 200g
- Hành tím: 1 củ
- Hạt nêm, dầu oliu cho bé
- Bạn đem rau dền nhặt gốc, rửa sạch, rồi cắt nhỏ.
- Rửa sạch thịt heo, sau đó xay hoặc băm nhỏ. Ướp thêm ít hạt nêm và hành tím băm trong khoảng 10 phút để thêm gia vị.
- Bắc nồi lên bếp, thêm một ít dầu oliu và đợi dầu nóng. Phi thơm hành tím băm, sau đó cho thịt đã ướp vào xào đến khi thịt săn lại. Đổ khoảng 1 lít nước vào và nấu sôi.
- Cho rau dền vào nấu khoảng 4 – 5 phút, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2.8 Canh rau mồng tơi nấu tôm tươi
Rau mồng tơi là một nguồn sắt hiệu quả cho bé. Trong 100g rau mồng tơi chứa 3.75mcg sắt, giúp bổ máu và cung cấp nhiều chất xơ, vitamin như A, C, K, magiê, folate, và chất diệp lục cho sự tăng trưởng của trẻ. Do vậy, khi nhắc đến các món canh bổ máu cho bé thì không thể bỏ qua món canh thơm ngon này. Nguyên liệu: Cách thực hiện:- Lột vỏ, đầu và chân tôm. Cắt tôm thành đoạn nhỏ và ngâm với nước muối pha loãng trong 3 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
- Nhặt rau mồng tơi, rửa sạch và cắt thành đoạn nhỏ dài khoảng 1,5 lóng tay. Hành lá và ngò rí rửa sạch với nước, sau đó cắt nhỏ.
- Ướp tôm với một ít gia vị trong 15 phút để thịt tôm thấm gia vị.
- Bắc nồi lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu oliu và đợi dầu nóng. Cho tôm đã ướp vào nồi, bạn xào tôm với lửa vừa trong khoảng 3 phút để thịt tôm săn lại. Sau đó, đổ thêm khoảng 1 lít nước vào nồi và đun sôi.
- Thêm rau mồng tơi, giảm lửa nhỏ nhất, nấu thêm khoảng 2 – 3 phút.
- Khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành lá và ngò đã cắt nhỏ, sau đó tắt bếp.
3. Lưu ý khi nấu món canh bổ máu cho bé không thể bỏ qua
Để đảm bảo lượng sắt được hấp thụ tối đa và tránh tình trạng hao hụt dinh dưỡng, mẹ cần tuân thủ một số lưu ý khi chế biến và lên thực đơn các món canh bổ máu cho bé sau đây:- Mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo nguồn gốc để giúp hệ tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh.
- Thái nhỏ thực phẩm, phù hợp với từng độ tuổi của bé, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Nấu thực phẩm đúng cách, tránh quá trình hâm nóng và hâm lại nhiều lần để không mất chất sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong thực phẩm.
- Hạn chế kết hợp cùng lúc thực phẩm bổ máu với thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa, vì canxi có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.
- Trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bé đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi.