Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì: Những điều cha mẹ cần biết 

Tình trạng ho, cảm lạnh, sổ mũi và hắt hơi ở trẻ nhỏ thường là điều lo lắng của các bậc cha mẹ. Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ đối phó với các căn bệnh này. Vậy trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng ăn gì để có thể khỏi bệnh nhanh chóng? Hãy cùng Kinggroup tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ bị ho nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Đồ ăn dễ nuốt

Bé bị ho thường sẽ đi kèm với các triệu chứng đau họng, rát cổ. Vì vậy, những món ăn dễ nuốt như súpcháo rất thích hợp cho tình trạng ho và đau họng của bé. Những thực phẩm này sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn, cũng như không gây kích thích niêm mạc cổ họng gây ho. Mẹ có thể nấu cháo hoặc súp bằng các nguyên liệu bổ dưỡng như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…để cung cấp năng lượng và giúp bé phục hồi nhanh chóng. tre-bi-ho-nen-an-chao-va-sup

Thực phẩm giàu vitamin A và C 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp thường là nguyên nhân chính gây nên ho. Do vậy, khi trẻ bị ho, các mẹ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A và C cho trẻ. Những thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, đẩy lùi các bệnh về đường hô hấp giúp bé mau khỏi bệnh.   Các mẹ có thể tham khảo một số loại trái cây giàu vitamin C như: Bưởi, cam, cây lúa mạch, dâu tây, … hay các loại thực phẩm giàu vitamin A như: Súp lơ, cá hồi, củ cải trắng, khoai lang,…

Các loại canh có tính mát 

Khi bé đang ho, ưu tiên cho bé ăn các loại canh có tính mát như canh rau ngót, canh bầu, canh mướp đắng….Những món canh này giúp giảm ho và làm dịu họng của bé một cách nhanh chóng.

Gia vị có tính ấm 

Tỏi, hành tây, gừng, tía tô, nghệ… từ lâu đã được biết đến là có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng ho, sốt, và cảm lạnh. Mẹ nên tăng cường sử dụng những loại gia vị này trong các món ăn cho bé. tre-bi-ho-nen-an-gia-vi-co-tinh-am  

>>> Xem thêm: Phòng bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi chỉ với những thực phẩm giá rẻ quen thuộc

Gợi ý một số món ăn cho trẻ khi bị ho

Cách trị ho cho trẻ bằng món cháo tía tô

Nguyên liệu:
  • 1 bát gạo
  • 1 bó lá tía tô tươi
  • 1 củ gừng tươi 
  • Một ít đường phèn
Cách làm:
  • Gạo đem vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo.
  • Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gừng tươi giã nhỏ.
  • Khi cháo đã chín, thêm lá tía tô, gừng, và đường phèn vào nồi, khuấy đều.
  • Đợi cháo sôi lại một lần nữa, sau đó tắt bếp.
Món cháo tía tô ăn khi ấm nóng là tốt nhất. Các ba mẹ hãy cho trẻ ăn món này trong vòng 3 đến 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho của bé giảm rõ rệt. Ngoài cháo tía tô, bạn cũng có thể nấu cháo tỏi, một món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị ho cho trẻ rất tốt. cach-chua-ho-cho-tre-bang-chao-tia-to  

>> Xem thêm: Người ốm ăn cháo gì để bổ sung sức khỏe?

Cách trị ho cho trẻ bằng món trứng vịt hấp lá hẹ đường phèn:

Nguyên liệu: Cách làm:
  • Rửa sạch lá hẹ và thái nhỏ.
  • Cho lá hẹ đã thái vào một bát lớn, sau đó thêm đường phèn và đập trứng vào. Khuấy đều tất cả nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp.
  • Đổ hỗn hợp trứng và lá hẹ vào nồi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. 
cach-chua-ho-cho-tre-bang-trung-vit-hap-la-he-duong-phen Hãy cho trẻ ăn ngay khi còn nóng, vào lúc đói 1 lần/ngày. Tiếp tục cho trẻ ăn món này trong khoảng từ 3 đến 5 ngày liên tiếp để hỗ trợ điều trị ho hiệu quả nhé.

Trị ho cho trẻ bằng cam hấp muối

Ăn cam hấp muối là một mẹo nhỏ thường được các bà mẹ áp dụng, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ho và đờm ở trẻ nhỏ. Nguyên liệu:
  • 1 quả cam
  • Muối tinh
Cách thực hiện:
  • Rửa sạch quả cam và ngâm vào nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cắt gọt phần dưới cuống để tạo thành một cái nắp, sau đó lấy nửa thìa muối rắc lên mặt quả cam.
  • Chờ đến khi muối thấm hết vào thịt quả, thì dùng tăm xiên cố định nắp vừa cắt để đậy kín quả cam. 
  • Đem quả cam vào hấp cách thủy trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau đó, tắt bếp.
Cha mẹ hãy cho trẻ ăn cam hấp muối khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh ho nhé.  tri-ho-cho-tre-bang-cam-hap-muoi  

>> Xem thêm: 3 món ăn giúp trẻ hạ sốt nhanh mà ba mẹ cần lưu ý ngay

Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Thực phẩm lạnh

Đồ lạnh có thể làm tăng viêm họng và kích thích cơn ho kéo dài. Vì thế, cha mẹ cần tránh cho con ăn các thức ăn lạnh như kem và uống nước đá trong thời điểm này, đặc biệt là trong mùa hè. 

Thực phẩm ngọt 

Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, socola và các loại thực phẩm ngọt khác khi trẻ bị ho, vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng và gây tình trạng đờm đọng. Ngoài ra, nếu trẻ ăn đồ ngọt mà không vệ sinh răng miệng kĩ thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong vòm họng sẽ dẫn đến tình trạng ho kéo dài và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.  tre-bi-ho-nen-kieng-an-gi

Đồ ăn nhiều dầu mỡ 

Khi trẻ bị ho, bạn không nên cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Các thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến dạ dày, quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn và tăng tiết dịch nhầy, đờm ở cổ họng. Từ đó tình trạng ho của bé sẽ lâu khỏi. 

Hải sản 

Khi trẻ ho nên tránh cho trẻ ăn hải sản như tôm, cua và cá. Bởi vì vỏ của các loại hải sản này có thể kích thích hệ hô hấp của trẻ, gây ra tình trạng ho trở nên nặng hơn. Bạn có thể thay thế hải sản bằng các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thịt gà, thịt bò hoặc thịt heo để bổ sung dưỡng chất cho bé,giúp bé mau lành bệnh. 

Mách bạn cách cho trẻ ăn khi bị ho tránh nôn trớ 

  • Hãy cho bé uống vài thìa nước trước khi ăn, sau đó đặt bé nằm sấp và vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này sẽ giúp bé đỡ ho, không bị nôn trớ khi ăn. 
  • Hãy chia bữa ăn thành nhiều lần, mỗi lần cho bé ăn từng chút một.  Tránh để bé ăn quá no, dễ khiến bé bị nôn trớ.
  • Trong quá trình cho bé ăn, nếu bé bị ho, hãy dừng lại và đợi cho bé ho dứt cơn ho. Sau đó, hãy cho bé nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn trước khi tiếp tục bữa ăn để tránh tình trạng bé bị sặc.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho cha mẹ cần biết 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, đảm bảo cơ thể bé thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch vi khuẩn và loãng đờm. 
  • Nếu trẻ có đờm và khó ho ra, bạn có thể vỗ rung vùng lưng của trẻ để giúp trẻ ho ra đờm dễ dàng hơn.
  • Nhỏ thuốc sát khuẩn và một số phương pháp làm thông mũi nếu trẻ bị nghẹt mũi.
  • Không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Mặc dù ho và sổ mũi là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ bạn bị ho kéo dài hoặc triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, đừng quên lưu ý về việc trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì và nên được chăm sóc như thế nào nhé. Hy vọng bài viết trên của Kinggroup sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nuôi con được khỏe mạnh hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *