1. Gỏi chân gà ngó sen
Một trong những món ăn chống ngán ngày Tết được nhiều người yêu thích đó là món gỏi chân gà ngó sen. Ngó sen kết hợp với chân gà dai dai, được tẩm ướp với gia vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt ngon nhức nách!Nguyên Liệu
- 10 cái chân gà
- 200g dưa chuột
- 300g ngó sen
- 1 củ hành tây, ½ quả chanh
- Tỏi, ớt, gừng
- Ngò rí, rau răm, húng lủi
- Nước mắm, đường, muối, giấm…
Cách làm gỏi chân gà ngó sen
- Bóp muối và gừng lên chân gà, sau đó rửa sạch nhiều lần để loại bỏ mùi hôi.
- Cho chân gà vào nồi và luộc trong khoảng 10 phút. Khi nước sôi, đun mở nắp nồi và không luộc quá lâu. Chân gà chín, ngâm vào nước lạnh có giấm.
- Xé sợi ngó sen, cắt sợi dưa leo và củ hành tây. Ngâm ngó sen vào nước có giấm, đường, muối và trộn dưa leo muối, giấm, đường.
- Pha nước mắm cùng với đường và nước lọc. Sau đó băm nhuyễn tỏi, ớt. Thêm tỏi ớt vào chén nước mắm.
- Vắt sạch nước của ngó sen và dưa leo, sau đó trộn với chân gà đã rút xương.
- Thêm rau răm, húng lũi, nước mắm đã pha và vài giọt chanh. Đeo bao tay nilon, trộn đều, nêm nếm lại tùy khẩu vị.
- Múc gỏi ra dĩa, trang trí với đầu hành trắng để tăng thêm sự hấp dẫn.
2. Gỏi cuốn tôm thịt
Gỏi cuốn tôm thịt là một món ăn phổ biến và thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là trở thành lựa chọn món ăn chống ngán ngày Tết cực thú vị. Với cách làm đơn giản, món ăn này vừa làm thức ăn nhẹ hay ăn vặt đều, vừa mang lại cảm giác no căng bụng mà không gây ngán.Nguyên liệu
- 200g tôm tươi
- 250g thịt ba chỉ
- 10 miếng bánh tráng
- 300g bún tươi
- 50g rau húng quế
- 20g rau hẹ
Cách làm gỏi cuốn tôm thịt
- Rau húng quế và rau hẹ rửa sạch và nhặt lá. Tôm luộc chín trong nước sôi, lột vỏ, và xẻ đôi. Thịt ba chỉ cũng luộc chín với một ít nước mắm, sau đó cắt mỏng.
- Bắt đầu cuốn gỏi: Thấm hơi ướt bánh tráng, xếp từng lớp bún, tôm, thịt, rau sống, và rau hẹ. Trang trí với hẹ và cuốn lại chặt tay.
- Gỏi cuốn tôm thịt có thể được chấm kèm với mắm nêm, tương đen, hoặc nước mắm chua ngọt tùy theo khẩu vị cá nhân.
- Món ăn này có thể được ăn như một món khai vị tuyệt vời hoặc làm bữa ăn chơi. Đây cũng là một sự thay đổi tuyệt vời cho những ngày bạn muốn thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, với lợi ích là ít tinh bột và chứa nhiều rau xanh, không lo lắng về việc tăng cân.
3. Bắp bò ngâm mắm chua ngọt
Bắp bò ngâm mắm chua ngọt, kết hợp cùng củ kiệu trong những ngày Tết là một lựa chọn tuyệt vời. Bắp bò thấm đậm hương vị mắm chua ngọt, được cắt thành lát mỏng để thưởng thức mà không gây ngán.Nguyên liệu
Cách làm bắp bò ngâm mắm chua ngọt
- Rửa sạch thịt bò và luộc chín với hoa hồi, tép tỏi đập dập, gừng cắt lát, giấm và nước lạnh cho đến khi thịt chín mềm. Vớt bọt trong quá trình luộc.
- Sau khi thịt bò chín, rửa qua nước lạnh và để bắp bò nguội ở nhiệt độ phòng.
- Đun nước mắm, đường, giấm với 1 chén nước cho đến khi sôi, sau đó tắt bếp. Để hỗn hợp nguội.
- Khi bắp bò và nước mắm đều nguội, đặt bắp bò vào hũ thủy tinh, thêm tỏi, ớt, tiêu xanh. Đổ nước mắm cho ngập thịt rồi đậy nắp kín. Để ngoài nhiệt độ phòng trong 4-5 ngày là có thể sử dụng. Bảo quản trong tủ lạnh.
>> Xem thêm: Góc giải đáp: “Bắp bò nấu gì ngon?” – Bật mí các món ngon siêu hấp dẫn
4. Gân bò trộn cóc non
Gân bò trộn cóc non là một món ăn chống ngán ngày Tết độc đáo và hấp dẫn. Với hương vị cay giòn và độ chua ngọt vừa phải, món ăn này khiến cho bất kỳ ai khi nếm thử cũng phải ghiền. Khám phá cách làm món ăn này để thưởng thức trong những buổi nhậu cuối tuần hoặc dịp Tết sum vầy nhé!Nguyên liệu
- 300g Gân bò
- 300g cóc non
- 50ml Giấm
- Gia vị: Muối, đường, hành lá, tỏi, gừng, sả, ớt
Cách làm gân bò trộn cóc non
- Gân bò sau khi mua, luộc sơ và sửa sạch với nước muối. Bắc nồi nước, thêm muối và đầu hành lá, sau đó luộc gân bò thêm 30 phút cùng với đầu hành trắng.
- Gắp gân bò ra và ngâm vào tô nước đá lạnh trong khoảng 15 phút để gân bò trở nên giòn hơn. Sau đó, cắt gân bò thành những miếng nhỏ phù hợp với khẩu phần ăn.
- Pha nước mắm trộn bao gồm nước mắm, giấm, đường trắng, sả, tỏi băm, gừng băm, ớt băm và ớt bột trong một chén. Khuấy đều để tạo thành nước mắm trộn có hương vị đặc trưng.
- Cóc non được ngâm trong nước muối, sau đó rửa sạch và cắt thành từng phần nhỏ. Đổ gân bò vào thau cóc, rưới nước mắm trộn và sử dụng tay để bóp đều, đảm bảo nước mắm thấm đều vào cả cóc và gân bò. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
- Vậy là món gân bò trộn cóc non đã hoàn thành. Mỗi miếng gân bò giòn ngon kết hợp với vị chua của cóc non chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách, là lựa chọn tuyệt vời cho các buổi nhậu hoặc những dịp gặp gỡ bạn bè.
5. Cá chép om dưa
Làm món cá chép om dưa vào những ngày dịp Tết là một ý tưởng tuyệt vời. Món ăn này là một trong những món phổ biến của miền Bắc trong những dịp lễ, mang hương vị chua chua ngọt ngọt từ cải chua và cà chua. Đặc biệt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sức khỏe. Có thể thưởng thức món ăn chống ngán ngày tết này cùng với bún hoặc kết hợp với cơm, đều là sự lựa chọn ngon miệng.Nguyên liệu
- 1 con cá chép (1kg)
- 150g dưa cải chua
- 2 trái cà chua
- 100g thịt ba chỉ
- Gia vị: hành lá, thì là, tỏi, hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường, muối, dầu ăn
- 500ml nước dùng gà
Cách làm cá chép om dưa
- Làm sạch cá chép bằng cách gọt vẩy, cắt vây, loại bỏ ruột, và rửa sạch nhớt. Ướp cá chép với hạt nêm, tiêu xay và nước mắm trong 10 phút để cá thấm đậm hương vị.
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó phi thơm tỏi băm. Thêm thịt ba chỉ đã cắt nhỏ vào xào đều cho đến khi mỡ săn lại. Tiếp theo, thêm cà chua cắt múi vào xào cho đến khi cà chua chín và toát màu đỏ đẹp.
- Thêm dưa cải chua, xào nhanh trên chảo và nêm gia vị với đường trắng, nước mắm, hạt nêm, muối. Xào thêm 5 phút để cải chua và thịt ba chỉ thấm đều gia vị.
- Thêm nước dùng gà, đun sôi. Khi nước dùng đã sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn và đặt cá chép vào nấu. Hấp chín một mặt rồi đảo mặt còn lại để cá chép chín đều.
- Cuối cùng, thêm thì là và hành lá, nhắc xuống và thưởng thức ngay khi cá còn nóng để hương vị tốt nhất.
6. Canh chua cá diêu hồng
Trong mùa Tết, việc ăn cơm kèm với canh chua cá diêu hồng không chỉ giúp giảm cảm giác ngán ngẩm mà còn mang lại hương vị tươi mới và ngon mát. Canh chua cá diêu hồng là sự hòa quyện của hương vị chua cay đậm đà, với mùi thơm đặc trưng từ tỏi phi. Mâm cơm trong dịp Tết sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi bạn thưởng thức món canh chua này.Nguyên liệu
- 1 con cá diêu hồng (1.2kg)
- 80g bạc hà
- 100g cà chua bi
- 80g dứa
- 80g đậu bắp
- 50g giá đỗ
- 10g ngò om, ngò gai
- 150ml nước cốt me
- GIa vị: Tỏi, ớt, hành lá, dầu ăn, nước mắm, đường, hạt nêm…
Cách làm canh chua cá diêu hồng
- Làm sạch cá diêu hồng bằng cách vảy, cắt bỏ vây, mang và loại bỏ ruột, sau đó rửa sạch. Cắt cá thành 4 khúc.
- Tước vỏ bạc hà và cắt lát dày, cà chua bi cắt đôi, thơm cắt miếng vừa ăn, đậu bắp cắt bỏ cuống và cắt đôi. Ớt cắt lát, hành lá, ngò gai, ngò om cắt khúc, giá đỗ rửa sạch và để ráo nước.
- Làm nóng dầu ăn, phi tỏi băm cho đến khi thơm. Vớt tỏi ra để riêng trong một chén. Cho 1/2 số cà chua bi vào nồi, xào cho cà chua mềm nhừ, sau đó đổ nước vào nồi, thêm cá diêu hồng, nấu cho cá chín rồi vớt cá ra để riêng. Thêm bạc hà, dứa, đậu bắp cùng 1 nửa lượng cà chua bi vào nấu khoảng 5 phút cho nước sôi lại.
- Nêm nếm với gia vị nước mắm, hạt nêm, đường, nước cốt me. Thêm giá đỗ, ớt, hành ngò đã chuẩn bị vào nồi cùng với tỏi đã phi lúc trước, khuấy đều là hoàn tất.
7. Miến gà trộn
Miến gà trộn là một biến thể sáng tạo của món miến gà truyền thống. Thay vì ngập miến trong nước dùng, món miến gà trộn chỉ sử dụng một lượng nhỏ nước dùng, kết hợp với rau sống và gia vị, tạo nên một bữa ăn thanh mát và thơm ngon. Đây là một món ăn chống ngán ngày tết dễ ăn, phong phú với nhiều loại rau, đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy ngán ngấy khi thưởng thức.Nguyên liệu
- 1 con thịt gà
- 1/2 củ hành tây
- 10g ngò rí, ngò tây
- 100g giá đỗ
- 1 trái chanh
- 200g miến
- Gia vị: Nước tương, nước mắm, bột ngọt, tiêu, gừng, hạt nêm, hành lá,…
Cách làm miến gà trộn
- Rửa sạch rau húng quế, ngò rí, ngò tây, hành lá, và giá đỗ. Gà được làm sạch và luộc chín trong nước dùng gà với hạt nêm, hành tây, và gừng nướng chín.
- Sau đó, thịt gà được vớt ra để nguội, sau đó cắt hoặc xé thành miếng mỏng.
- Pha nước trộn bao gồm xì dầu, nước mắm, bột ngọt, tiêu, và nước dùng gà. Hòa tan hỗn hợp đều.
- Giá đỗ và miến được rửa sạch. Cho miến vào nồi và chần cùng với nước dùng gà. Giá đỗ cũng được chần sơ qua nước dùng.
- Đặt miến ở đáy, tiếp theo là giá đỗ, sau đó thịt gà, rau húng quế, hành lá, ngò. Cuối cùng, rưới nước trộn vào.
8. Salad bắp cải cà rốt
Salad bắp cải cà rốt là một sự lựa chọn tuyệt vời cho món ăn chống ngán ngày tết, mang lại hương vị tươi mới và giòn ngon. Ăn kèm với thịt gà và cơm nóng, món salad này sẽ làm cho bữa ăn của bạn trở nên phong phú và ngon miệng.Nguyên liệu
Cách làm salad bắp cải cà rốt
- Bắp cải và cà rốt được thái thành sợi, hành tây thái lát. Cho bắp cải, cà rốt, và hành tây vào tô, sau đó trộn đều với một ít muối và vắt nhẹ để loại bỏ nước thừa.
- Trong một tô khác, kết hợp sốt mayonnaise, mù tạt, đường, và giấm, sau đó trộn đều để tạo thành sốt.
- Thêm bắp cải, cà rốt, và hành tây đã vắt vào tô sốt, sau đó trộn đều để bắp cải được phủ đều lớp sốt.
>> Xem thêm: 5 cách làm salad rau mầm ngon miệng, dễ làm
9. Salad gà ngọt mát
Nếu bạn đã quá chán với việc luôn làm gỏi hoặc cháo từ thịt gà, hãy thử ngay công thức làm salad gà ngọt mát này. Salad này kết hợp giữa thịt gà thơm ngon và xà lách tươi ngon, tạo nên một món ăn hấp dẫn. Món ăn chống ngán ngày tết này có thể dùng làm món chính cho bữa cơm gia đình hoặc bữa sáng, đặc biệt là không gây ngán trong những ngày tết ngập tràn dầu mỡ.Nguyên liệu
- 450g thịt gà rút xương
- 1 cây xà lách
- 30ml Rượu ngoại
- Gia vị: Muối, tiêu, nước tương, đường, gừng, hành lá, ớt, mè trắng…
Cách làm salad gà
- Rửa sạch thịt gà và để ráo, sau đó ướp thịt với muối, tiêu và rượu ngoại. Hấp thịt gà trong khoảng 10 phút và để nguội.
- Trong một tô, trộn đều nước dùng, nước tương, đường, tương đậu cay, gừng băm, và hành lá cắt nhỏ để tạo nên sốt trộn salad.
- Rửa sạch xà lách và cắt nhỏ. Đặt xà lách lên đĩa, xếp thịt gà hấp lên trên, sau đó rưới sốt trộn salad lên trên. Rắc thêm hạt mè và ớt.
10. Thạch trái dừa
Sau các bữa ăn, một món tráng miệng thơm mát sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho bữa tiệc của bạn. Dừa là nguyên liệu phổ biến trong mùa Tết, rất thích hợp và dễ tìm để làm món thạch trái dừa. Với vị thạch ngọt mạt và hương thơm dừa tinh tế, món tráng miệng này không chỉ làm hài lòng người thân mà còn khiến các bé nhỏ không thể cưỡng lại được.Nguyên Liệu
- 1 trái dừa
- 100ml Nước cốt dừa
- Đường trắng
- 3g Bột bánh dẻo
Cách làm thạch trái dừa
- Cắt một miếng to tròn từ miệng quả dừa và đổ nước dừa vào nồi. Đặt quả dừa vào ngăn mát trong tủ lạnh.
- Hòa nước cốt dừa với bột bánh dẻo và đường, để thạch nở trong khoảng 10 phút. Đun sôi nồi thạch và đun sôi 2-3 phút. Tắt bếp, múc thạch vào quả dừa, chỉ đổ đầy khoảng 3/4 quả dừa.
- Đặt nồi thạch trở lại bếp, thêm nước cốt dừa và đun sôi. Thạch trong quả dừa sẽ nổi lên, đổ chỗ thạch cốt dừa lên trên cho đến khi đầy.
- Cho thạch dừa vào tủ lạnh khoảng 2 giờ để thạch đông và mát lạnh. Sau đó, bạn có thể thưởng thức dần. Vị thạch ngọt mát, thơm mùi nước cốt dừa sẽ làm cho bữa ăn của bạn trở nên trọn vẹn và đặc biệt hấp dẫn.
>> Tham khảo thêm: BẬT MÍ BÍ QUYẾT CÁCH LÀM THẠCH HOA QUẢ THANH MÁT TRONG NGÀY HÈ 2023